Khi nghệ sĩ làm doanh nhân

Diendandoanhnghiep.vn Ngôi sao nhạc Rap Snoop Dogg vừa trình làng thương hiệu cà phê theo “phong cách sống cao cấp” sau chuyến đi Indonesia. Nghệ sĩ đi kinh doanh ngày càng là “chuyện thường ngày ở huyện”.

>>>Chiến lược đưa nông dân thành doanh nhân

>>>Thị trường tiền điện tử vẫn “rung lắc” theo người nổi tiếng

Tận dụng danh tiếng

Snoop Dogg, một Rapper khá nổi tiếng trên thế giới, người đã từng được Sơn Tùng - MTP bỏ 12 tỷ đồng để mời góp giọng trong một sản phẩm âm nhạc, vừa hợp tác với Michael Riady, doanh nhân cà phê Indonesia để ra mắt sản phẩm cà phê INDOxyz với hạt cà phê có nguồn gốc từ đây.

Snoop Dogg, một Rapper khá nổi tiếng trên thế giới, người đã từng được Sơn Tùng - MTP bỏ 12 tỷ đồng để mời góp giọng trong một sản phẩm âm nhạc,

Snoop Dogg, một Rapper khá nổi tiếng trên thế giới, người đã từng được Sơn Tùng - MTP bỏ 12 tỷ đồng để mời góp giọng trong một sản phẩm âm nhạc,

Snoop Dogg, tên thật là Calvin Broadus, tuyên bố với báo giới rằng anh đã bị cuốn hút bởi loại cà phê ngon nhất Indonesia này và chính nó đã cung cấp cho anh năng lượng để thức đêm, tạo ra “hết bản hit này đến bản hit khác”.

Không chỉ ca hát, Rapper này được người hâm mộ biết đến là một người có đầu óc kinh doanh khi sử dụng danh tiếng của mình ra mắt hàng loạt các thương hiệu.

Liên quan đến lĩnh vực ca hát, anh sở hữu hàng tá các phòng thu (studio). Chưa dừng lại ở đó, Snoop Doggs cũng kinh doanh nhiều loại sản phẩm và sở hữu nhiều thương hiệu gắn với danh tiếng của mình cho dù nó chẳng liên quan lắm đến lĩnh vực mà anh chuyên nghiệp.

Ví dụ như Snoop Doggie Doggs, một nhãn hiệu phụ kiện thú cưng;  Snoop Loopz, một nhãn hiệu ngũ cốc hoàn toàn mới từ dòng sản phẩm Broadus Foods không chứa gluten; Snoop Cali Red, một sản phẩm rượu. Thậm chí, Rapper này còn có cả một sản phẩm cần sa với tên Leafs By Snoop được bán tại những nước công nhận sự hợp pháp của cần sa.

Snoop Dogg năm ngoái cũng tuyên bố sẽ mở nhà hàng cùng với đầu bếp nổi tiếng với biệt danh “Hells Kitchen” Gordon Ramsay.

Nghề tay trái

>>>Cảnh giác đầu tư qua các nền tảng “mạo danh” người nổi tiếng

>>>Từ thiện của những người nổi tiếng: “Kẻ trồng hoa, người dặm cỏ”!

Thường những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam sau khi thành công trong làng giải trí, hay bắt đầu công việc kinh doanh bằng cách tận dụng danh tiếng của mình để kinh doanh thực phẩm và đồ uống.

ca sĩ Lady Gaga với nhà hàng pizza mì ống Joanne Trattoria

Ca sĩ Lady Gaga với nhà hàng pizza mì ống Joanne Trattoria

Ngoài Rapper Snoop Dogg, trên thế giới phải kể đến ca sĩ Lady Gaga với nhà hàng pizza mì ống Joanne Trattoria. Nhạc sĩ Jon Bon Jovi mở nhà hàng Soul Kitchen. Diễn viên Sandra Bullock thì mở từ nhà hàng đồ ăn Pháp đến tiệm bánh, đồ ăn nhanh, cà phê, cừa hàng hoa. Diễn viên Robert De Niro mở đế chế nhà hàng Nobu ở hơn 50 thành phố, v.v.

Ở Việt Nam thì phải kể đến vợ chồng Trường Giang - Nhã Phương với chuỗi nhà hàng cơm quê Mười Khó. Diễn viên “Bỗng dưng muốn khóc” Tăng Thanh Hà mở nhà hàng The Crab Shack. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mở chuỗi nhà hàng hải sản Vua biển. Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc mở Lẩu của Tomyum ở quận 1, TP. HCM. Hay như diễn viên Mạc Văn Khoa thì mở chuỗi Bún đậu Mạc Văn Khoa. Ca sĩ Ngô Kiến Huy mở chuỗi cà phê, v.v..

vợ chồng Trường Giang - Nhã Phương với chuỗi nhà hàng cơm quê Mười Khó

Vợ chồng Trường Giang - Nhã Phương với chuỗi nhà hàng cơm quê Mười Khó

Nguyên nhân chủ yếu mà những người nổi tiếng hay mở nhà hàng có lẽ xuất phát từ những bấp bênh của việc “làm dâu trăm họ”. Danh tiếng đến nhanh nhưng lúc đi cũng nhanh. Chỉ cần một lỗi lầm cho dù là nhỏ hay chạy theo một xu hướng không giống số đông, người nổi tiếng sẽ không còn nổi tiếng.

Và khi đã không còn nổi tiếng thì không còn ai mời làm show, đi đóng phim, đóng quảng cáo dẫn đến không còn thu nhập.

Vì thế phải có đến một nửa những người nổi tiếng mở thêm nhà hàng, hay kinh doanh thêm đồ uống để tận dụng sự nổi tiếng của mình nhằm… kiếm thêm.

Bởi lĩnh vực nhà hàng hay đồ uống phục vụ được số đông công chúng, bắt tay vào tương đối dễ hơn các lĩnh vực khác, không cần quá nhiều chuyên môn sâu, thứ cần nhất chắc có lẽ chỉ là nguồn vốn.

Nhưng đã là nghề “tay trái” thì đương nhiên không thể bằng nghề “tay phải”. Mở nhà hàng, đồ uống thì dễ, nhưng để thành công trong lĩnh vực này thì không hề dễ.

Thế nên, nhiều nhà hàng của người nổi tiếng bị chê đắt như lẩu của Tomyum, quán cơm của Trường Giang cũng bị dân mạng kêu “cắt cổ”. Món bún đậu mà ai cũng làm được ở nhà hàng của Mạc Văn Khoa bị chê vừa đắt, vừa chán, vừa bẩn, v.v.

Nhiều nhà hàng của người nổi tiếng cũng phải đóng cửa sau đó bởi không kinh doanh được hay người đó không còn nổi tiếng.

Dùng danh tiếng để mở nhà hàng, tận dụng sự nổi tiếng của mình để kéo những fan hâm mộ đến ăn uống nhưng những người nổi tiếng này cũng phải đối mặt luôn với những đánh giá và “soi mói” có phần khắt khe hơn từ những thực khách bởi ai bảo họ nổi tiếng.

Suy cho cùng, nghề nào cũng có khó khăn, thực khách và người hâm mộ cũng luôn mong có cơ hội cho họ gặp thần tượng của mình và nhà hàng của thần tượng là nơi tạo ra cơ hội đó cho dù nó hơi đắt hay không được ngon lắm. Thỏa mãn được nhu cầu của hai bên thì sự tồn tại sẽ là hợp lý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi nghệ sĩ làm doanh nhân tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713589864 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713589864 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10