Khi ông Park Hang-seo ra đi

Diendandoanhnghiep.vn Đã đến lúc VFF phải huy động tất cả nội lực, đánh thức và khơi gọi những tiềm năng để tạo dựng nên một nền bóng đá chất xám, mà trong đó đào tạo một lực lượng kế thừa.

>> Từ phong cách lãnh đạo của ông Park Hang-seo nghĩ tới lãnh đạo doanh nghiệp gia đình

HLV Park Hang-seo trong trận thắng U.23 Timor Lestep/ĐỘC LẬP

HLV Park Hang-seo trong trận thắng U.23 Timor Leste. Ảnh: Độc lập/TNO

Huấn luyện viên Park Hang-seo đã mang lại thành công cho bóng đá Việt trên đấu trường quốc tế trong thời gian vừa qua.

Với phương pháp huấn luyện của mình ông đã khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động của học trò để biến các cầu thủ thành chủ thể giáo dục giúp họ tự rèn luyện và phấn đấu đi đến thành công.

Nhiều cầu thủ như Tiến Linh, Hùng Dũng… giờ đây là những cầu thủ đa năng trong sơ đồ chiến thuật của ông Park bên cạnh vị trí sở trường của mình.

Thành quả mà các cầu thủ trẻ đạt được sẽ là những kinh nghiệm và nền tảng để tiến xa hơn trong tương lai. Tuy nhiên bóng đá Việt không thể giữ chân ông Park mãi, vì thế VFF nên có kế hoạch chiến lược để vươn đến tầm cao và hướng đến những mục tiêu cụ thể với sự đầu tư đúng hướng.

Đã đến lúc VFF phải huy động tất cả nội lực, đánh thức và khơi gọi những tiềm năng để tạo dựng nên một nền bóng đá chất xám, mà trong đó đào tạo một lực lượng kế thừa, một mấu chốt quan trọng.

Khi các cầu thủ thi đấu thành công, những nhà quản lý thể thao là những người hưởng lợi. Khi không đạt được mục tiêu đề ra thì có nhiều lí do đưa ra: Chưa thích nghi với điều kiện thi đấu, không phải là khoảng thời gian đúng vào điểm rơi phong độ của vận động viên...

Nhiều cầu thủ đã cống hiến hết sức mình để mang lại vinh quang cho tổ quốc tại đấu trường khu vực, châu lục hay thế giới. Tuy nhiên quy luật của thời gian không hề buông tha họ, và vì thế người hâm mộ không hề trách cứ hay chỉ trích bởi phong độ thi đấu của họ không được như xưa.

Từ lúc hội nhập đến giờ, chỉ có huấn luyện ngoại mới thành công ở cấp độ các đội tuyển quốc gia trên đấu trường quốc tế, ngoại trừ bóng đá nữ với ông Mai Đức Chung.

Nói như thế không phải phủ nhận hoàn toàn công lao của các huấn luyện viên nội. Tuy nhiên những thành công của những huấn luyện viên này chỉ là những cơn gió thoảng qua làm mát lòng người hâm mộ trong phút chốc rồi sau đó đâu lại vào đấy.

U23 Việt Nam giành HCV SEA Games thứ 2 liên tiếp

U23 Việt Nam giành Huy chương vàng SEA Games thứ 2 liên tiếp

>> Thủ tướng gửi thư động viên HLV Park Hang-seo và Đoàn Thể thao Việt Nam

>> Việt Nam vs Thái Lan: Âm mưu bất thành của ông Park Hang-seo

>> U23 Việt Nam và chiến thuật Park Hang-seo

Nhìn sang một số nước trong khu vực, tiêu biểu là Thái Lan và Malaysia bởi những vị huấn luyện nội của nước này rất “mát tay” trong việc dẫn dắt các đội tuyển.

Đội tuyển Thái Lan đang thi đấu chật vật ở những giải đấu gần đây và một trong những điều người Thái mong đợi là HLV Kiatisuk Senamuang quay lại nắm đội tuyển.

Với Malaysia, chắc hẳn người hâm mộ Việt Nam không thể nào quên huấn luyện viên Rajagopal - Người đã làm cho HLV Henrique Calisto phải “ôm hận” tại SEA Games 2009 và AFF Cup 2010.

Mặc dù Việt Nam vô địch tại AFF Cup năm 2018 nhưng chúng ta phải vất vả thế nào khi đối đầu với Malaysia dưới sự dẫn dắt của HLV Tan Cheng Hoe hay trong trận đấu tại vòng loại World Cup 2022 khu vực Châu Á. Đội tuyển Malaysia với ông thầy nội này đã khiến các cầu thủ chúng ta căng mình để có được chiến thắng 2-1 trên chấm phạt đền.

Chắc hẳn là trong quá trình hội nhập, những huấn luyện viên nội của hai quốc gia này đã tích lũy nhiều kinh nghiệm của những huấn luyện viên ngoại đến tham gia công tác huấn luyện nơi đất nước họ để tiếp nối phương pháp, kĩ năng mà cầu thủ đã quen thuộc và nâng chất lên những tầm cao mới.

Tại sao bụt nhà lại không thiêng với cấp độ các đội tuyển ở Việt Nam?

Dưới góc độ là một người hâm mộ chân chính tôi cho rằng: Nền bóng đá Việt Nam chưa có những cách làm khoa học trong việc phát huy nội lực của chính mình. Hàng năm vẫn có những lớp giảng dạy bằng C, B, A cho những huấn luyện viên Việt Nam.

Tuy nhiên những khóa học ngắn ngày không thể nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bóng đá thế giới. Đa số chỉ là lí luận, nếu những người làm bóng đá không chịu nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ thì sẽ tụt hậu.

Bóng đá Việt Nam cũng có giám đốc kỹ thuật, nhưng biết bao năm trôi qua không hiểu những tài liệu thu thập được hay những đề xuất về phương pháp huấn luyện tạo nên lối chơi bản sắc phù hợp với người Việt có được tiếp nhận đến nơi đến chốn hay chưa?

Việc nghiên cứu, phổ biến và cập nhật những kiến thức mới của bóng đá thế giới có được tổ chức một cách nghiêm túc và chu đáo không, hay là Hội đồng Huấn luyện viên quốc gia chỉ là hữu danh vô thực?

Ở một góc độ khác, có phải VFF quá phụ thuộc vào những huấn luyện viên ngoại để tìm những kết quả đẹp cho tư duy nhiệm kì, mà quên đi những chiến lược lâu dài cho việc nội hóa huấn luyện viên ở cấp độ các đội tuyển?

Bóng đá chuyên nghiệp là một kết quả tất yếu của bản thân sự phát triển bóng đá trong các mối tương quan xã hội, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường và ở giai đoạn phát triển mạnh của công nghệ hiện đại.

Một tổ chức nào cũng vậy, phải có sức sống bắt nguồn từ cơ sở, phải xác định cho được vị trí và quyền hạn của các cấu trúc cơ sở này, không nên xem cơ sở chỉ là yếu tố chấp hành. Coi thường tổ chức cơ sở là một trong những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến những thất bại.

Việc những huấn luyện viên nội không thành công trên đấu trường quốc tế hay nói một cách dân gian là tình trạng bụt nhà không thiêng liên tục diễn ra là điều tất yếu bởi những nhận định vừa nêu trên.

Xã hội hóa bóng đá không chỉ đơn thuần là tìm nguồn tài trợ mà còn phải tận dụng được những nguồn lực để phát triển chuyên môn - đây mới là hướng đi lâu dài cho một nền bóng đá chuyên nghiệp.

Để duy trì thành tích, ngoài việc nỗ lực của cầu thủ, huấn luyện viên, những nhà quản lý thể thao cần phải có được những qui hoạch tổng thể với tầm nhìn xa và rộng để có được nguồn lực dồi dào và gặt hái được thành tích trên đấu trường quốc tế hay nói một cách khác là những tầm nhìn hạn chế đang gây trì hoãn vô thời hạn cho việc phát triển cần phải được phá vỡ đi để mang lại một nguồn năng lượng tích cực cho bóng đá Việt trong tương lai.

Đa số người hâm mộ đều thấu đáo việc này, còn việc những nhà quản lý thể thao có hiểu được hay không lại là một phạm trù sâu xa hơn nữa.

Quá nhiều trăn trở khi ông Park ra đi!

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi ông Park Hang-seo ra đi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713586759 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713586759 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10