Khó chuyển nợ vay

LÊ MỸ 18/05/2024 18:30

Việc thực hiện Thông tư 06/2023/TT-NHNN cho phép các ngân hàng được xem xét và quyết định cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay tại ngân hàng vẫn gặp khó.

>>>3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

p/VPBank vừa tung ra Gói vay trả nợ trước hạn khoản vay cũ, với lãi suất từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng.

VPBank vừa tung ra Gói vay trả nợ trước hạn khoản vay cũ, với lãi suất từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng.

Ngoài nhóm Big4, các ngân hàng TMCP tư nhân, như Techcombank, MB, ACB, VIB, MSB… và ngân hàng nước ngoài, như ShinhanBank… cũng đã áp dụng quy định này.

Còn nhiều “nút thắt”

Mặc dù các ngân hàng rất tích cực và mong muốn hỗ trợ khách hàng để trả nợ khoản vay bằng các ưu đãi lãi suất, rút ngắn thời gian phê duyệt, cho vay trên hồ sơ đang vay nợ…, nhưng những khó khăn, vướng mắc vẫn chưa được gỡ hết.

Chẳng hạn như anh Nguyễn Thành Nhân là một khách hàng đang có kế hoạch mua nhà ở TP HCM cho biết, anh rất muốn tiếp cận tín dụng VPBank khi ngân hàng này duyệt vay trên hồ sơ đã vay ngân hàng khác, nhưng lại băn khoăn về chính sách lãi suất linh hoạt của ngân hàng. Tuy có nhiều gói từ 3-24 tháng, song lãi suất thấp thì gói ngắn, gói dài thì lãi cao.

>>>Phá "rào cản” tín dụng doanh nghiệp

“Lãi suất cộng biên độ thả nổi sẽ thế nào? có đủ để bù đắp các chi phí duyệt vay mới, bao gồm phí thẩm định, mua bảo hiểm, phí phạt của ngân hàng cũ hay không. Muốn chuyển nợ vay đôi khi tính đi tính lại chưa chắc đã hiệu quả hơn giữ nguyên khoản vay cũ”, anh Nhân nói.

Khó cả phía ngân hàng

Ở phía các TCTD, cho vay trả nợ ngân hàng khác (đảo nợ) là sản phẩm giúp ngân hàng hút thêm được những khách hàng mới. Điều này rất cần trong bối cảnh các ngân hàng cần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng dư nợ mới và mở rộng tệp khách hàng mới. Nhưng các ngân hàng cho biết phải cạnh tranh khi khách hàng cũng có thể vay nơi khác để trả nợ khoản đã vay, rời đi.

Do đó, một lãnh đạo ngân hàng cho biết, để không bị ảnh hưởng đến cân đối sử dụng vốn theo kế hoạch, ngay từ đầu, họ phải nghiên cứu sản phẩm và mặt bằng chung trong hệ thống, hạ giá vay thấp nhất có thể nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Biểu phí phạt và các chính sách hồi tố lãi suất cũng phải tính đến nhằm bù đắp rủi ro đảo nợ. Ngoài ra, bản thân cán bộ tín dụng cũng sẽ bị ảnh hưởng kết quả khi khách hàng rời đi, hoặc có “điểm” cộng thêm nếu đón được khách hàng vay trả nợ ngân hàng khác…

“Chúng tôi cũng không thể cạnh tranh cho vay mà không có phương án bù đắp các rủi ro tương lai của dòng tín dụng. Do đó, các điều kiện đưa ra đều thuận lợi, song hiệu quả lại chưa thể đánh giá và thị trường nhìn chung vẫn khó khi áp dụng không như kỳ vọng khách hàng”, ông này lý giải.

Có thể bạn quan tâm

  • Tín dụng TP.HCM 4 tháng đầu 2024: Tăng trở lại như 2020, 2023

    Tín dụng TP.HCM 4 tháng đầu 2024: Tăng trở lại như 2020, 2023

    14:25, 15/05/2024

  • Tháo gỡ chuỗi giá trị tín dụng cho ngành nông nghiệp

    Tháo gỡ chuỗi giá trị tín dụng cho ngành nông nghiệp

    03:50, 17/05/2024

  • LPBank tạo “cú hích” tín dụng

    LPBank tạo “cú hích” tín dụng

    03:29, 11/05/2024

  • Tín dụng sẽ khởi sắc?

    Tín dụng sẽ khởi sắc?

    03:02, 09/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khó chuyển nợ vay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO