Khoanh nợ, xóa nợ thuế: Chính sách giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng

NGUYỄN GIANG 10/05/2023 03:20

Quy định khoanh nợ, xóa nợ thuế là một chính sách hỗ trợ tốt, làm giảm phần nào gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp, khi điều kiện kinh tế tốt hơn họ sẽ tiếp tục quay trở lại sản xuất kinh doanh…

Đó là chia sẻ của chuyên gia, TS. Phan Phương Nam xung quanh quy định khoanh nợ, xóa nợ thuế của Bộ Tài chính được nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn có nhiều thách thức, khó khăn đang “bủa vây” doanh nghiệp như hiện nay.

Theo TS. Phan Phương Nam, quy định này giúp cơ quan thuế giảm thủ tục lưu giữ hồ sơ với khoản nợ không còn khả năng thu hồi, trong khi đó, thủ tục khoanh nợ, xóa nợ hiện nay khá đơn giản. Điều quan trọng nhất theo vị chuyên gia này là cơ quan thuế làm cách nào để khoanh nợ, xóa nợ thuế đúng đối tượng.

>>Giảm 2% thuế VAT: Cần kéo dài hết năm 2024

hhhhhhhhhhhhhhhhhhhh

Thời gian qua, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể, phá sản, ngừng sản xuất kinh doanh đã khiến số nợ thuế có xu hướng tăng lên. Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, đến hết năm 2022, có hơn 1 triệu người nộp thuế đã được khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp. Tổng số tiền thuế khoanh và xóa nợ hơn 37.500 tỷ đồng. Trong đó, cơ quan quản lý thuế đã khoanh nợ với 705.475 người nộp thuế, với tổng số tiền 29.897 tỷ đồng. Cơ quan quản lý thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với 317.469 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh, với tổng số tiền là 7.631 tỷ đồng.

Đối tượng hưởng chính sách này là người nộp thuế đã chết, mất tích hoặc giải thể, phá sản, thực tế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, không còn khả năng nộp thuế.

Là đơn vị được giao thực hiện việc khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, sản xuất kinh doanh bị đình trệ khiến hoạt động kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể, phá sản, ngừng sản xuất kinh doanh đã khiến số nợ thuế có xu hướng tăng lên.

“Trước tình hình đó, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ người nộp thuế duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người nộp thuế được gia hạn nợ thuế, nộp dần tiền thuế, miễn tiền chậm nộp, xóa nợ thuế. Cùng với đó, triển khai xử lý nợ, khoanh nợ, xóa nợ không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, hạn chế thấp nhất số nợ mới phát sinh”, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cho biết.

>>Ngoài giảm thuế VAT, cần thêm những giải pháp khác để hỗ trợ tăng trưởng

Đối tượng được xóa nợ tiền thuế phải có văn bản xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc không còn hoạt động. Cơ quan thuế công khai danh sách người nộp thuế đề nghị xóa nợ tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động.

Một trong chương trình khoanh nợ, xóa nợ thuế vừa được ngành thuế thực hiện đối với với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Cơ quan thuế cả nước khoanh nợ 28.200 tỷ đồng, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là 7.012 tỷ đồng cho doanh nghiệp xăng dầu trên cả nước.

Để đẩy nhanh thu hồi nợ thuế, xóa nợ thuế, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế phân loại các khoản nợ thuế. Từ đó có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp. Ngành thuế giao nhiệm vụ thu nợ đối với người nộp thuế đến từng phòng quản lý, lãnh đạo cục thuế, chi cục thuế, công chức quản lý nợ thuế. Cán bộ thuế phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, bộ, ngành liên quan như: công an, ngân hàng, toà án, quản lý thị trường để thu hồi nợ thuế.

Trả lời báo chí xung quanh vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, thời gian xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 kết thúc vào ngày 30/6/2023. Tổng cục Thuế đề nghị cục thuế địa phương xác định đúng đối tượng được xử lý nợ, thu thập, bổ sung, hoàn thiện và lập đầy đủ hồ sơ xử lý nợ. Xử lý khoanh nợ, xóa nợ đảm bảo đúng đối tượng, đúng thẩm quyền. Hồ sơ, trình tự thủ tục chặt chẽ đúng quy định. Cục trưởng cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải nâng cao trách nhiệm, gắn trách nhiệm xử lý nợ đến từng cán bộ, công chức trên địa bàn

“Quy trình quản lý nợ đã sửa đổi, bổ sung nội dung về phân loại nợ thuế, về hồ sơ phân loại nợ thuế để phù hợp với quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về đăng ký kinh doanh, luật phá sản. Bổ sung nội dung, trình tự thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh”, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Giảm 2% thuế VAT: Cần kéo dài hết năm 2024

    Giảm 2% thuế VAT: Cần kéo dài hết năm 2024

    11:00, 08/05/2023

  • Ngoài giảm thuế VAT, cần thêm những giải pháp khác để hỗ trợ tăng trưởng

    Ngoài giảm thuế VAT, cần thêm những giải pháp khác để hỗ trợ tăng trưởng

    04:00, 09/05/2023

  • Giảm thuế VAT 2%: Chỉ áp dụng 6 tháng là… quá ngắn

    Giảm thuế VAT 2%: Chỉ áp dụng 6 tháng là… quá ngắn

    04:00, 07/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khoanh nợ, xóa nợ thuế: Chính sách giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO