Khởi nghiệp ngành cơ khí: Mảnh đất "màu mỡ" cho người đam mê

NGỌC TÚ (thực hiện) 15/12/2020 10:03

Khởi nghiệp ngành cơ khí là công việc được làm bởi đam mê, nhiệt huyết, tạo ra các mô hình tăng trưởng mới mẻ và hứa hẹn tạo ra sự đột phá trong thị trường kinh doanh.

Khởi nghiệp cơ khí đang là mảnh đất màu mỡ, hứa hẹn nhiều thành tựu đột phá nhưng cũng ẩn chứa nhiều thử thách và khó khăn, đòi hỏi “người sáng lập” cần đầu tư nghiêm túc về trí tuệ và nguồn lực tài chính.

Hiện nay, các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp thường ít quan tâm tới các khởi nghiệp cơ khí, mặc dù các sản phẩm của họ có tiềm năng lớn so với ngành nông nghiệp công nghệ cao và đồ dân dụng. Theo nhận định của một mentor, cứ 100 startup thì có tới 99% “rơi rụng” ngay chặng đầu khởi nghiệp. Và nếu là “dân” cơ khí, cơ hội nằm trong số 1% thành đạt vô cùng mong manh.

Bắt đầu khởi nghiệp trong ngành cơ khí không phải là một điều dễ dàng, nó là cả một sự chuẩn bị kỹ càng với rất nhiều yếu tố. Thông thường, lựa chọn ngành cơ khí làm hướng đi riêng cho doanh nghiệp của mình sẽ cần đầu tư một nguồn vốn lớn, các phân xưởng để sản xuất, những thiết bị phức tạp, nguyên liệu thô,… Đặc biệt là nguồn lao động với các công nhân có kỹ thuật đạt được cá yêu cầu sản xuất đưa ra. Bạn cũng phải sẵn sàng cho mình một loạt những kiến thức, trách nhiệm, những mối quan hệ và một cái đầu lạnh để có thể tham gia phối hợp hiệu quả trong nhiều quy trình sản xuất.

Nếu khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các startup có thể dễ dàng hơn trong quảng bá thương hiệu thì khởi nghiệp trong ngành cơ khí sẽ vất vả rất nhiều, vì lẽ điểm mua sắm của người tiêu dùng là luôn ưu tiên sử dụng những sản phẩm quen thuộc, sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm có giá thành rẻ. Trong khi đó, doanh nghiệp mới sẽ rất khó có thể thay đổi thói quen người tiêu dùng.

Trước khi bắt đầu khởi nghiệp, hãy xác định rõ rằng bạn có thể phải đối diện với việc doanh số bán ra là con số 0, có thể mất khoảng nửa năm đến 1 năm đối với điều này, để bạn từng bước xâm nhập thị trường, thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã phải liên tục đối diện với cảnh âm doanh số trong thờ gian dài. Lúc này, nếu không có nguồn vốn mạnh doanh nghiệp có thể bị phá sản.

Các sinh viên nước ngoài nếu chọn ngành cơ khí sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi từ các doanh nghiệp (như được thỏa sức nghiên cứu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường), nhưng đối với sinh viên Việt thì không có được những ưu đãi đó. Theo bà Phạm Vân Anh (mentor thuộc câu lạc bộ TIG1 – đại học Bách khoa Hà Nội) từng chia sẻ về thực trạng của các group nghiên cứu cơ khí: “Nhiều nhóm rất tài năng nhưng lại lựa chọn giữ các ý tưởng hay trong đầu và cũng không có ý định bán cho ai cả. Họ chỉ âm thầm tìm hiểu hoặc lựa chọn con đường an toàn là theo mối quan hệ sẵn có với các doanh nghiệp để sau khi tốt nghiệp, họ sản xuất theo đơn đặt mua của các doanh nghiệp”.

Khởi nghiệp ngành cơ khí là công việc được làm bởi đam mê, nhiệt huyết, tạo ra các mô hình tăng trưởng mới mẻ và hứa hẹn tạo ra sự đột phá trong thị trường kinh doanh. Đây là mảnh đất vàng cho những bạn trẻ với mong muốn khẳng định bản thân, không đi theo lối mòn mà đột phá ở những lĩnh vực mới. Tất nhiên, khởi nghiệp ngành cơ khí luôn mang đầy tính rủi ro và không chắc chắn. Tuy nhiên, khởi nghiệp ngành cơ khí vẫn không ngừng trở thành động lực thúc đẩy các bạn trẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • 8x Đồng Tháp khởi nghiệp với chiếc máy bay 500 triệu đồng trên đồng ruộng

    8x Đồng Tháp khởi nghiệp với chiếc máy bay 500 triệu đồng trên đồng ruộng

    04:35, 12/12/2020

  • Mời đầu tư 20 dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất năm 2020

    Mời đầu tư 20 dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất năm 2020

    09:53, 10/12/2020

  • Bỏ việc để khởi nghiệp: Nên hay không?

    Bỏ việc để khởi nghiệp: Nên hay không?

    08:30, 07/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khởi nghiệp ngành cơ khí: Mảnh đất "màu mỡ" cho người đam mê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO