Khởi nghiệp từ… dế mèn

Ngọc Thái 05/02/2019 14:41

Khác với việc lựa chọn con đường làm giàu bằng các ngành nghề khác, từ một thầy giáo dạy Toán cấp 3, anh Nguyễn Thế Thắng lại chọn ngã rẽ cho mình bằng con dế mèn để khởi nghiệp.

Hơn chục năm qua, không chỉ thành công với con dế, anh còn trở thành “bà đỡ” cho hàng nghìn hội viên trên khắp mọi miền thoát nghèo, tìm đến học hỏi mô hình này.

Từ bỏ tất cả để đi theo dế mèn

- Cơ duyên nào khiến anh đang yên ổn từ nghề “gõ đầu trẻ” ở vùng quê yên ấm để khăn gói vào nơi phồn hoa, phố thị đi theo con dế mèn?

Năm 2008, sau khi xem chương trình trên truyền hình giới thiệu về mô hình nuôi dế, thấy như bị cuốn hút bởi con dế nên tôi đã tìm hiểu, đặt mua qua đường bưu điện 6 bọc trứng dế với số tiền 300 ngàn đồng. Giai đoạn đầu chỉ tò mò theo đam mê sở thích khám phá của mình nhưng sau một thời gian, tôi thấy 6 bọc trứng dế nở ra với số lượng hàng nghìn con. Rồi bài toán đặt ra là tiêu thụ ở đâu? Bán cho ai?

Nhiều đêm suy nghĩ, tôi đã quyết định lần mò vào TP Vinh để tìm đến các quán nhậu nhằm giới thiệu sản phẩm của mình. Một số “thượng khách” chấm điểm được các món ăn chế biến từ dế nên tôi có thêm động lực để quyết định nghỉ nghề thầy giáo dạy Toán ở trường THPT Nguyễn Văn Tố, huyện Diễn Châu vào TP Vinh.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An: Quyết tâm dẹp “ra giá, đặt hàng” trong giải quyết thủ tục hành chính

    Nghệ An: Quyết tâm dẹp “ra giá, đặt hàng” trong giải quyết thủ tục hành chính

    01:37, 03/01/2019

  • Nghệ An: Dự án “rùa bò” trong lòng thành phố

    Nghệ An: Dự án “rùa bò” trong lòng thành phố

    06:30, 28/12/2018

  • Một năm, Nghệ An thu hồi 13 dự án chậm tiến độ

    Một năm, Nghệ An thu hồi 13 dự án chậm tiến độ

    02:26, 24/12/2018

  • Nghệ An: Nhiều mô hình VAC thu nhập tiền tỷ nhờ công nghệ 4.0

    Nghệ An: Nhiều mô hình VAC thu nhập tiền tỷ nhờ công nghệ 4.0

    12:03, 20/12/2018

 - Giai đoạn đầu theo con dế mèn khởi nghiệp tại TP Vinh như thế nào?

Năm 2008, sau khi xem chương trình trên truyền hình giới thiệu về mô hình nuôi dế, thấy như bị cuốn hút bởi con dế nên tôi đã tìm hiểu, đặt mua qua đường bưu điện 6 bọc trứng dế với số tiền 300 ngàn đồng

Năm 2008, sau khi xem chương trình trên truyền hình giới thiệu về mô hình nuôi dế, thấy như bị cuốn hút bởi con dế nên anh Thắng đã tìm hiểu và "khởi nghiệp" bằng dế

Từ hai bàn tay trắng, tôi đi vay mượn từ người thân, bạn bè mở Trại dế Lan Hương và Quán dế mèn để song hành chăn nuôi, sản xuất và giới thiệu tìm đầu ra cho sản phẩm.

Giai đoạn đầu vừa yếu, vừa thiếu kinh nghiệm, kiến thức, khách hàng không quen dùng nên gặp muôn vàn khó khăn, có lúc tưởng như bỏ cuộc. Với giấc mơ phải làm giàu từ con dế mèn nên giai đoạn khởi nghiệp, tôi phải đi gia sư, buôn chuối, buôn cau, buôn xoài, buôn bắp cải,...kiếm thêm thu nhập để về “nuôi quán, nuôi quân” nhằm tiếp tục thực hiện ước mơ “kỳ lạ” mà thiên hạ cho là bị “thần kinh không bình thường”.

Lòng đam mê, kiên trì của mình vài năm sau đó đã được đền đáp bằng kết quả là số lượng khách hàng tìm đến ngày càng đông. Lúc này, tôi lại phải đặt ra cho mình phải giải tiếp bài toán tìm cách phát triển và cung cấp đến tận nơi khách hàng cần.

“Thạc sỹ dế mèn học”

- Trải nghiệm của cái nghề mà thiên hạ cho là “thần kinh không bình thường” của anh như thế nào?

Nghề nuôi dế là nghề còn non trẻ, có tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, nếu áp dụng các mô hình kinh doanh khác vào nó sẽ không phù hợp. Tôi đã thực hiện theo phương châm vừa làm tự mày mò tự nghiên cứu. Cái mà tôi lo ngại nhất là khi thị trường lớn mà tầm kiểm soát và kiến thức không theo đuổi kịp, quản lý yếu kém thì nó sẽ đổ bể.

- Đến nay, anh đã làm “bà đỡ” cho hội viên nuôi dế mèn?

Đúng vậy. Với hơn 10 năm kinh nghiệm chăn từ chăn nuôi và tìm đầu ra cho sản phẩm một cách khép kín theo chuỗi giá trị sản phẩm, tôi luôn cung cấp con giống, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, bảo hành con giống và bao tiêu sản phẩm.

Mặt khác, nếu những ai có nhu cầu nuôi tôi sẽ cấp giống và sẵn sàng tư vấn, thậm chí đến tận nơi khắp mọi miền trong cả nước để tận tay chỉ việc, rồi ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm theo một giá cố định. Với những ai mới bắt đầu làm nhà hàng, tôi tư vấn, hướng dẫn cách chế biến món côn trùng cho hợp khẩu vị với từng thành phần khách hàng.

Với cách làm đó, hàng ngày khách hàng từ chăn nuôi cũng như tiêu thụ tự tìm đến. Cho đến nay, tôi đã phát triển được 570 hội viên chăn nuôi dế, rắn mối, bọ cạp. Đến nay đã có nhiều hộ bao tiêu mỗi tháng có thu nhập từ 10 triệu trở lên như: Hộ anh Thuận (Nghệ An), anh Thiên (Hà Tĩnh), chị Trang (Long An),.... và 528 đại lý tiêu thụ gồm: Đại lý cấp 1 , Đại lý chim cảnh, nhà hàng, khách sạn... lấy sản phẩm của tôi trên 36 tỉnh, thành trong cả nước. Khi hội viên có nhu cầu nhập hàng phải báo trước 5 ngày và hách hàng muốn lấy hàng phải báo trước 1 ngày, nhiệm vụ của tôi là cân đối giữa người có cấp cho người cần, như vậy hàng hóa được thông suốt và trôi chảy không bị ứ đọng và đã giải quyết được bài toán “cung - cầu” rất tốt.

Năm 2018, Cơ sở của anh thu mua trên 10 tấn côn trùng (trong đó dế mèn là chủ yếu) cung cấp ra thị trường, Doanh thu hơn 1,6 tỷ đồng sau khi trừ chi phí các khoản thu nhập hơn 650 triệu đồng. Anh đang có kế hoạch mở thêm 3 chi nhánh trực tiếp ở Hà Nội, Nha Trang và TP HCM  để thuận lợi trong việc giao dịch cho hội viên và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm để phát triển một cách bền vững hơn. 

- Anh quyết định theo đuổi “nghiên cứu sinh” về con dế mèn từ thời điểm nào?

Năm 2014, tôi quyết định theo học Thạc sỹ Quản lý Kinh tế và bảo vệ đề tài “Dế mèn học” tại Đại học Hàng hải nên từ đó đến giờ, mọi người thường quen gọi là chàng “ Thạc sỹ Thắng dế” (cười).

- Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho độc giả báo Diễn đàn Doanh nghiệp nhân dịp đầu Xuân, năm mới 2019?

Tôi nghĩ, để khởi nghiệp thành công, mô hình muốn lớn thì phải kết hợp với người dân làm hội viên chăn nuôi để gọi hàng khi nào cũng có. Đặc biệt, kiến thức phải vững để đảm bảo khi tư vấn qua điện thoại không hiểu thì hội viên có thể gửi ảnh, video qua tin nhắn Facebook hoặc zalo để phân tích chuyên môn để bổ cứu kịp thời theo ứng dụng công nghệ 4.0.

Tôi cho rằng, kinh doanh không cần hoành tráng nhưng phải có lợi nhuận, mở được rộng thị trường là đảm bảo tính bền vững. Phải kiểm soát và quản lý một cách có hệ thống về thị trường, đồng thời đặt ra mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho từng năm theo lộ trình để thực hiện.

- Trân trọng cảm ơn “Thạc sỹ Dế mèn” đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện này!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khởi nghiệp từ… dế mèn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO