Khởi nghiệp từ nông nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn An Giang là mảnh đất nông nghiệp luôn màu mỡ, với nhiều lợi thế từ thổ nhưỡng, khí hậu đến nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú và đa dạng.

Chọn nông nghiệp để khởi nghiệp, các bạn trẻ không chỉ mong muốn tìm kiếm nguồn thu nhập ổn định, mà còn đóng góp công sức mình trên những sản phẩm nông nghiệp, mang những sản phẩm đặc trưng của địa phương đến những thị trường mới, chinh phục nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Ý tưởng từ “nho rừng”

Là cán bộ Đoàn của xã Lê Trì (Tri Tôn, An Giang), Đồng Chí Nhân luôn trăn trở về việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là phương án khởi nghiệp dành cho đoàn viên, thanh niên. Xã Lê Trì có địa hình đồi núi và đồng bằng, từ trước đến nay người dân địa phương chủ yếu phát triển kinh tế bằng các sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, do điều kiện giao thông không thuận lợi, lại không có di tích, thắng cảnh đẹp, nổi tiếng... nên muốn phát triển nông nghiệp hay du lịch rất cần sự khác biệt. Trong quá trình sinh sống và làm việc tại đây, Chí Nhân nhận thấy cây nho rừng mọc hoang dại ở địa phương rất nhiều, phát triển rất xanh tốt.

Trái nho rừng được người dân sử dụng làm mật nho, rượu nho, với màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Từ đó, ý tưởng khởi nghiệp từ trái nho rừng đã bắt đầu nhen nhóm và hình thành trong Chí Nhân.

Khảo sát đất để lập vườn nho rừng ở xã Lê Trì (Tri Tôn)

Khảo sát đất để lập vườn nho rừng ở xã Lê Trì (Tri Tôn)

Nghĩ là làm, Chí Nhân bắt đầu tìm hiểu thông tin từ sách, báo và mạng Internet để hiểu rõ hơn về cây nho rừng. “Lúc đó, khi tìm trên mạng thì thấy thông tin về mô hình trồng nho rừng ở tỉnh Tây Ninh. Họ quy hoạch trồng và sản xuất ra nhiều sản phẩm từ cây nho rừng mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy là, mình cùng với mấy anh em trong xã tổ chức các buổi gặp mặt và trao đổi ý tưởng, bàn bạc kế hoạch để tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm ở Tây Ninh để có bước chuẩn bị cho dự án của mình” - Chí Nhân chia sẻ.

Trước đó, Chí Nhân đã trao đổi cùng các thành viên trong Câu lạc bộ khởi nghiệp Tri Tôn, trình bày và tham mưu cùng Huyện đoàn về xây dựng dự án trồng nho rừng trên đất Lê Trì để có thể huy động nguồn lực một cách tốt nhất, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Sau chuyến đi học tập kinh nghiệm ở Tây Ninh, Chí Nhân và một số thanh niên ở địa phương quyết định thành lập Nhóm thanh niên khởi nghiệp xã Lê Trì và nhanh chóng triển khai thực hiện dự án trồng nho rừng ngay tại địa phương. Ở Tri Tôn, trước đây nho rừng chỉ là loại cây mọc hoang trong rừng, nay được các bạn trẻ lựa chọn làm sản phẩm khởi nghiệp với những bước chuẩn bị kỹ lưỡng là tín hiệu đáng phấn khởi cho phong trào khởi nghiệp của huyện Tri Tôn.

Đưa cây hoang dại về trồng

Theo Chí Nhân, trước mắt, nhóm quy hoạch 2.000m2 đất để trồng thử nghiệm cây nho rừng, mỗi người trong nhóm đều được phân công công việc cụ thể. Trong đó, 1 bạn sẽ phụ trách dọn đất, đặt trụ và giăng dây cáp làm giàn cho nho rừng leo. Một bạn sẽ phụ trách lựa chọn, ươm thử nghiệm giống nho ở địa phương để có thể chọn được những cây giống tốt nhất. Còn Chí Nhân sẽ phụ trách huy động các nguồn lực để có được nguồn vốn hỗ trợ thực hiện dự án.

Hiện nay, công đoạn làm đất, ươm giống, căng giàn dây để trồng cây nho rừng đang diễn ra thuận lợi và đúng tiến độ. Nếu không có gì thay đổi thì khi gần cuối mùa mưa, công việc sẽ “vô guồng”, cây nho rừng sẽ được “thuần hóa” làm sản phẩm khởi nghiệp cho thanh niên địa phương. Theo tính toán, trái nho rừng sau khi thu hoạch sẽ được chế biến thành 2 sản phẩm chính, đó là: mật nho và rượu vang nho” - Nhân giải thích.

Được hỗ trợ từ Câu lạc bộ khởi nghiệp Tri Tôn, Chí Nhân có được dự án hoàn chỉnh, công việc triển khai một cách khoa học. Theo phương án được đưa ra, khi vườn nho cho trái, sẽ mở cửa đón du khách tham quan. Cứ như vậy, nếu có được hiệu quả, sau 1 năm sẽ mở rộng diện tích trồng nho. Song song đó, với dự án khởi nghiệp khả quan, Huyện đoàn Tri Tôn đã hỗ trợ 30 triệu đồng giúp nhóm có động lực, hiện thực hóa dự án trồng nho rừng của mình.

Từ lúc lên ý tưởng đi đến thực hiện lại rơi ngay vào mùa mưa nên tiến độ dự án hiện bị ảnh hưởng, việc đưa giống nho rừng mọc hoang về trồng chuyên canh cần có thời gian để thích nghi với điều kiện hiện nay... Tuy nhiên, với tinh thần “Đã đi, phải đi đến cùng”, anh em trong nhóm thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm và cố gắng thực hiện dự án một cách tốt nhất. Nhất định phải đưa được sản phẩm ra thị trường, đem đặc sản của địa phương vươn xa” - Chí Nhân nhấn mạnh.

Ở An Giang, nông nghiệp luôn là mảnh đất màu mỡ, với nhiều lợi thế từ thổ nhưỡng, khí hậu đến nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Do vậy, nếu các bạn trẻ chọn đúng hướng, với những bước đi cẩn thận, chuẩn bị kỹ càng thì thành công sẽ gần hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khởi nghiệp từ nông nghiệp tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711652224 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711652224 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10