Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
COVID-19 cũng thúc đẩy một điều chưa từng có, xảy ra đối với đời sống và con người Việt Nam. Đó là sự tự nhiên, lẫn bắt buộc nhu cầu chuyển đổi số, phát triển ngân hàng số.
Chúng ta thử nhìn quanh cuộc sống quanh mình đang diễn ra ở mỗi gia đình ở ngày Lễ Tết. Ngoại trừ những vùng sâu, vùng xa, nơi mà số hóa vẫn còn chỉ là mục tiêu…còn lại ở các khu vực khác việc giải quyết những lo âu của nhiều chị em phụ nữ với áp lực của “nhiệm vụ giới nữ” về việc đi siêu thị, mua hàng hóa sẵn sàng và cả tích trữ cho cả những ngày Tết nguyên đán đầu năm đã được san sẻ bằng số hóa.
Giờ đây, chỉ cần một cú click, chúng ta có thể “mua được cả thế giới” theo đúng nghĩa đen trên các nền tảng thương mại điện tử, qua ứng dụng đi siêu thị VinMart của Masan, hay chọn chuỗi cung ứng cho các chủ tạp hóa và cả người mua theo mô hình B2B2C qua ứng dụng Vinshop của Vingroup, lượn lờ Coop Mart online, đi chợ số hóa Grab…Chọn thanh toán bằng internet banking hoặc thẻ, app ngân hàng số của BIDV, Vietcombank, Vietinbank, HDBank, VPBank, ACB, Techcombank, VIB… hay ví điện tử mà doanh nghiệp - ngân hàng – ewallet có nối kết.
Giải phóng sức lao động và tư duy việc nhà đều của phụ nữ trong tâm thức các gia đình Việt, giờ đây ai cũng có thể đi chợ online, kiểm soát thanh toán chi tiêu gia đình và thanh toán số.
Sư thay đổi từ số hóa cũng cho phép chúng ta khẳng định thời đại ngân hàng số hậu năm COVID-19 duy nhất – kỳ vọng thế, đã lên ngôi. Xoay quanh các ngân hàng như lõi cực nam châm đầy sức hút là các ứng dụng dịch vụ, thanh toán, mua sắm bùng nổ và ngày càng trang bị đáp ứng nhu cầu cho khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp, đến… tận chân răng.
Đó là phác thảo tương lai của Bank 4.0 đến Open API Banking – ngân hàng mở. Điều này đã được các chuyên gia, các nhà quản lý hệ thống tài chính ngân hàng cũng như đại diện của các nhà băng, fintech khẳng định tại 2 cuộc hội thảo trực tuyến về chủ đề “Ngân hàng số và Thanh toán trực tuyến, điện tử” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức giữa các quãng thời gian kiểm soát chặt, hiệu quả với COVID-19.
Tại một trong 2 hội thảo, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định: Một thời đại di dân vào không gian số đang diễn ra. Và thanh toán điện tử, các mô hình ngân hàng số, không chỉ là vấn đề tức thời của chuyển đổi số hay dưới xúc tác của COVID-19, mà sẽ là câu chuyện của nền kinh tế ở cả tương lai.
Đến tháng 11/2020, tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ ấn tượng nổi trội là giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 1.044 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 10,9 triệu tỷ đồng (tăng 118,5% về số lượng và 121% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019) - nguồn: NHNN.
Rõ ràng “Mobile only” đang dần khẳng định sứ mệnh công cụ, đích đến, đối với các app ngân hàng số, fintech, ví điện tử nói riêng hay nay mai là mobile money cùng các dạng thức thanh toán khác. Là cách mà con người bắt đầu và sẽ thụ hưởng “tất cả trong một”. Cũng chính là đích nhắm của ngân hàng số - ngân hàng mở đang tiến tới, để ngôn ngữ đối thoại giao dịch ngân hàng nay mai không chỉ hẹp trong phạm vi tài chính, và không hẳn cứ phải trên một “chiếc áo” mang tên nhà băng.
Điều đó, hiển nhiên như COVID-19 rồi sẽ phải đến điểm kết thúc và chúng ta sẽ bước sang một giai đoạn mới – giai đoạn phát huy hiệu quả quá trình chuyển đổi số thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Thời thanh toán điện tử, ứng xử sao với tiền chuyển nhầm?
05:30, 21/08/2020
DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 18- 23/5: Cơ hội thúc đẩy ngân hàng số và thanh toán điện tử
11:30, 24/05/2020
“Kỳ lân” VNPay và cuộc đua thanh toán điện tử
05:00, 27/11/2020
Lộ trình trở thành “siêu ứng dụng” Đông Nam Á của Grab và Gojek (Kỳ 2): Thiết lập nền tảng thanh toán điện tử
13:30, 11/09/2020
“Mở lối” phát triển ngân hàng số và thanh toán điện tử
11:30, 23/05/2020