Cho thuê tài chính (CTTC) được kỳ vọng là giải pháp giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn.
Kết nối cộng đồng đầu tư với SMEs
Tuy nhiên, hoạt động CTTC hiện nay khá èo uột, cần có thêm trợ lực cho hoạt động này hiệu quả hơn.
Trong khi muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung- dài hạn của ngân hàng, doanh nghiệp cần phải có tài sản thế chấp, phải có phương án kinh doanh khả thi để chứng minh dòng tiền trả nợ, thì phần lớn giao dịch CTTC không đòi hỏi bên thuê phải có tài sản thế chấp. Đặc biệt với giao dịch này, doanh nghiệp cũng không cần phải chi ra một khoản tiền lớn ngay một lúc để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, mà chỉ cần trả tiền thuê theo món nhỏ cho từng thời kỳ thỏa thuận.
Bên cạnh đó, với các hình thức cho vay trung, dài hạn, các ngân hàng chỉ tài trợ 60 - 70% tổng giá trị thiết bị. Trong khi đó với CTTC, doanh nghiệp có thể được tài trợ đến 100% tiền vay mà không cần thế chấp…
Mặc dù có nhiều lợi thế như vậy, song đến nay hoạt động CTTC vẫn rất eo uột. Hiện dư nợ CTTC chỉ xấp xỉ hơn 30 nghìn tỷ đồng, tức chiếm chưa tới 0,3% tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế.
>> Hạ lãi suất, vẫn cần thêm “cú hích” tín dụng
Theo Luật các TCTD, hiện công ty CTTC chỉ được huy động vốn thông qua nhận tiền gửi của tổ chức; vay vốn của TCTD; vay NHNN dưới hình thức tái cấp vốn... Vì vậy, nguồn vốn hoạt động của các công ty này khá hạn hẹp.
Trong khi tổng giá trị tài sản cho thuê không được vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty CTTC. Thời hạn cho thuê một tài sản cũng khá bó buộc, phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó.
Ngoài ra, hoạt động CTTC cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, trong khi quy định pháp luật trong hoạt động thu hồi và xử lý tài sản CTTC chưa chặt chẽ nên không đủ tính răn đe.
Vị chuyên gia trên cho rằng, để phát triển kênh vốn hiệu quả này, đầu tiên cần hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động CTTC, như mở rộng phạm vi huy động vốn, tạo điều kiện cho các công ty CTTC có khả năng huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu phát triển; mở rộng đối tượng tài sản CTTC.
“Các công ty CTTC cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục, thiết kế sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng… Đồng thời, cần hợp tác với các nhà cung cấp máy móc, thiết bị để xây dựng chuỗi bán hàng khép kín từ bên bán hàng, bên mua hàng (bên thuê) và bên tài trợ vốn (công ty CTTC)…”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ cuối): Xây dựng hồ sơ hấp dẫn để thu hút đầu tư
04:40, 27/08/2022
CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ 6): Mở rộng mục tiêu tăng trưởng tín dụng hay không?
04:00, 27/08/2022
CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ 5): Cần thay đổi cơ chế Quỹ bảo lãnh tín dụng
12:00, 26/08/2022
CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ 4): Phối hợp chính sách tài khoá – tiền tệ linh hoạt
05:00, 26/08/2022