Các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng về các khối xây dựng sự sống ẩn nấp trong các đám mây bụi được định hình để trở thành các "hệ mặt trời" mới trong tương lai.
Theo Science Alert, khám phá hứa hẹn mở ra một cửa sổ về cách Hệ Mặt Trời hình thành, cách Trái Đất và có thể là vài hành tinh lân cận ra đời và có sự sống. Cũng như cho thấy thế giới của chúng ta không quá đặc biệt và người ngoài hành tinh không phải một khái niệm giả tưởng.
"Có thể các phân tử cần thiết để khởi động sự sống trên các hành tinh luôn có sẵn trong tất cả các môi trường hình thành hành inh" - nhà hóa học thiên văn Catherine Walsh từ Đại học Leeds, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Để đi đến kết quả này, họ đã lập bản đồ các khối xây dựng sự sống trong không gian bằng cách khám phá các đám mây bụi được định sẵn để trở thành các hệ sao trong tương lai, sử dụng đài thiên văn "siêu hạng" ALMA đặt tại sa mạc Atacama của Chile. Họ thu thập ánh sáng từ một số đĩa tiền hành tinh và tìm kiếm trong đó dấu hiệu quang phổ của nhiều dạng phân tử hữu cơ, cũng như nghiên cứu tỉ lệ 2 hợp chất quan trọng là xyanua và hydro xyanua.
Những thứ độc hại nổi tiếng này thực ra được coi là nguồn nguyên bản để tạo ra carbon và ni-tơ trong các phản ứng hóa học tạo ra sự sống. Vì vậy đo đạc dấu hiệu của hai hợp chất độc hại trong lớp sương mù của đĩa hình thành hành tinh và ước tính tác động của bức xạ ngôi sao lên các vị trí đó sẽ cho câu trả lời.
Nâng cao hơn 2 bậc, họ cũng tìm kiếm dấu hiệu của cyanoacetylene (HC3N), acetonitrile (CH3CN) và cyclopropenylidene (c-C3H3), vốn tồn tại trong chính Hệ Mặt Trời sơ khai của chúng ta. Nó cũng xuất hiện trong 5 đĩa tiền hành tinh khác.
Kết quả cho thấy độ phong phú của các khối xây dựng sự sống tại các đĩa tiền hành tinh non trẻ phổ biến hơn đến 100 lần các mô hình trước đó.
https://nld.com.vn/khoa-hoc/khoi-xay-dung-su-song-xuat-hien-o-he-mat-troi-khac-20210921074326962.htm
Có thể bạn quan tâm