Đó là nhận định nhận xét của Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Sáng ngày 29/5, tại phiên thảo luận trong kỳ họp Quốc hội thứ 5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình Dự án Luật Giáo dục sửa đổi. Theo đó, Luật Giáo dục quy định học sinh, sinh viên sư phạm sẽ phải đóng học phí như sinh viên các ngành khác.
Dự thảo Luật đồng thời đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng quy định được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm. Việc sửa đổi này nhằm thực hiện đúng quan điểm ưu tiên, ưu đãi đối với người học sau khi tốt nghiệp làm việc trong ngành giáo dục, tránh lãng phí ngân sách nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
09:44, 30/05/2018
06:48, 30/05/2018
10:40, 29/05/2018
06:00, 25/05/2018
Trao đổi với DĐDN đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, đây là cơ chế rất tốt, bởi nhà nước chỉ nên đứng ra bao cấp cho các lĩnh vực đào tạo mà mang tính chất phổ cập bắt buộc. Ngoài phần phổ cập đó ra thì người học phải đóng tiền. Khi phải đóng tiền, mọi người sẽ lựa chọn lĩnh vực nào thật sự cần và phù hợp với bản thân và sẽ có trách nhiệm trong việc lựa chọn dịch vụ đó. Nếu đi học mà hưởng dịch vụ cho không thì rất có thể sẽ có tình trạng vì cho không nên họ đi học. Khi động cơ đi học không tốt, thì chắc chắn họ không thể nghiêm túc học tập để toàn tâm toàn ký phục vụ cho xã hội,…
Đối với quy định sinh viên vay vốn nếu sau khi tốt nghiệp mà phục vụ cho ngành sư phạm thì sẽ được miễn phí hoàn toàn, ông Cường cho rằng, câu chuyện này thuộc về chính sách của ngành giáo dục. Nếu như sau khi học bạn trở thành người giáo viên thì bạn sẽ được miễn hoàn toàn khoản vay đó, nhưng nếu như bạn không làm giáo viên thì bạn sẽ không được hưởng khoản hỗ trợ đó. Đây là chính sách đầu tư đúng hướng và hiệu quả, không tràn lan như trước.
Cũng theo ông Cường, chính sách này vẫn chưa đủ hấp dẫn các sinh viên giỏi và yêu ngành bởi nó mới chỉ hỗ trợ cho những người tâm huyết có mong muốn trở thành giáo viên. "Với tôi, chính sách quan trọng nhất đối với việc ưu đãi gia phạm đó là quá trình tuyển dụng, đảm bảo sau quá trình đào tạo giáo viên đều có việc làm. Nếu Luật giáo dục mà đảm bảo được vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiêp thì các trường sư phạm sẽ có sức hút hơn". - ông Cường nói.
Ngoài ra, về chế độ tiền lương của người giáo viên theo ông Cường để đảm bảo cho những người làm nghề giáo được toàn tâm toàn ý với nghề giảng dạy và không bị phân tâm vào những công việc khác thì chế độ tiền lương cũng cần đươc thỏa đáng, đặc biệt trong xã hội ngày nay bản thân mỗi người luôn phải chịu nhiều tác động nhiễu từ thị trường. Do đó, đề xuất về chế độ tiền lương của giáo viên cũng phải đảm bảo thỏa đáng.