Không nên ví các tập đoàn Nhà nước là "quả đấm thép”

Nguyễn Việt 03/03/2019 04:30

Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần lọc bỏ các tập đoàn kinh tế Nhà nước không thuộc lĩnh vực then chốt, hoạt động kém hiệu quả để nhường chỗ cho các thành phần kinh tế khác.

vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế ngày càng quan trọng.

Vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế ngày càng quan trọng.

Vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân

GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước cho rằng, cho đến thời điểm này, kinh tế tư nhân đang được đánh giá là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. “Tôi cho rằng, thái độ của nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân như vậy là rất đáng ghi nhận, tôi hy vọng kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục còn phát triển hơn nữa”, bà Doan bày tỏ.

Tuy nhiên, theo bà Doan, điều vướng mắc nhất hiện nay là thể chế kinh tế thị trường, hay nói rõ hơn đó là luật pháp vẫn chưa đảm bảo cho sự công bằng giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự thông thoáng, mặc dù thời gian qua Nhà nước đã có cải cách hành chính tương đối mạnh mẽ đối với khối doanh nghiệp tư nhân. Nhưng phải phải thừa nhận cho đến nay vẫn còn nhiều điểm ách tắc. 

Có thể bạn quan tâm

  • Nữ CEO Vietjet: Mong có cái nhìn công bằng hơn giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước

    Nữ CEO Vietjet: Mong có cái nhìn công bằng hơn giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước

    07:24, 18/01/2019

  • TS Trần Đình Thiên:

    TS Trần Đình Thiên: "Cần xác định đúng vị trí của doanh nghiệp tư nhân!"

    16:22, 22/12/2018

  • Xếp hạng NR500: Khối doanh nghiệp tư nhân “trỗi dậy” mạnh mẽ

    Xếp hạng NR500: Khối doanh nghiệp tư nhân “trỗi dậy” mạnh mẽ

    21:08, 05/12/2018

  • Cần kiến tạo “môi trường” tốt hơn cho doanh nghiệp tư nhân

    Cần kiến tạo “môi trường” tốt hơn cho doanh nghiệp tư nhân

    17:00, 22/11/2018

Ngoài ra, theo bà Doan, Nhà nước còn can thiệp sâu vào vận hành của khu vực kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân, thậm chí cả doanh nghiệp nhà nước. Đơn cử như vấn đề tiền lương, Nhà nước vẫn can thiệp là không hợp lý. Hay với khối doanh nghiệp Nhà nước thì vẫn chưa sử dụng hết nguồn lực và sức mạnh của mình.

“Xoay quanh vấn đề ở đây vẫn là câu chuyện thể chế, ví dụ có một bộ luật rất trọng yếu như Luật Đầu tư nhưng mới có hiệu lực 3 năm thì đã phải sửa đổi. Nếu luật mà thay đổi nhanh như vậy thì liệu doanh nghiệp có còn dám đầu tư hay không?”, bà Doan nhấn mạnh.

Giảm gánh nặng cho nền kinh tế

GS.TS Nguyễn Kế Tuấn – Trường ĐH KTQD thẳng thắn, ông rất kỵ khi ví các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước là những quả đấm thép. “Những quả đấm thép sẽ đấm được ai trong thời đại này và liệu có đủ sức để đấm hay không?”, ông Tuấn nói.

Theo GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, trong khối các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước, ngoài “điểm sáng” Viettel đạt được như kỳ vọng, còn phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều có “gam màu xám”. Đơn cử, một số gương mặt nổi bật trong nợ nần thua lỗ thời gian qua như nợ đến năm 2017 của EVN là 487.000 tỷ đồng; PVN là 338.580 tỷ đồng; TKV là 100.729 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thất thoát, lãng phí vốn và tài sản Nhà nước tại 12 dự án thì PVN đóng góp 5; Vinachem là 4…

Điều này cho thấy, một số tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước không đạt được mục tiêu và kỳ vọng là “đầu tàu” thúc đẩy phát triển các ngành, thành phần kinh tế khác. Hay nói khác đi là những “xương sống” của nền kinh tế còn rất yếu, thậm chí một số hoạt động của các doanh nghiệp này còn tạo thêm gánh nặng và mối lo ngại cho xã hội.

Do đó, để giảm gánh nặng cho nền kinh tế, ông Tuấn đề xuất cần lọc bỏ các tập đoàn kinh tế Nhà nước không thuộc lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Một số ngành như dệt may, sản xuất hóa phẩm phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt, trồng và chế biến cao su, bảo hiểm… nên nhường “trận địa” cho các thành phần kinh tế khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Không nên ví các tập đoàn Nhà nước là "quả đấm thép”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO