"Khủng hoảng" Con Cưng và niềm tin khách hàng

Bài: Thy Hằng - Đồ hoạ: Nguyễn Long 17/08/2018 15:37

Khủng hoảng của Con Cưng là bài học đắt giá không chỉ doanh nghiệp này mà với các doanh nghiệp trên thị trường trong đảm bảo nguồn gốc hàng hoá, tạo uy tín trong lòng người tiêu dùng.

Vậy là Bộ Công Thương đã chính thức có thông báo kết luận về trường hợp của Con Cưng và kết quả là bất ngờ, thậm chí khá sốc. 

Vậy là Bộ Công Thương đã chính thức có thông báo kết luận về trường hợp của Con Cưng và kết quả là bất ngờ, thậm chí khá sốc.

Bộ Công Thương chính thức kết luận Con Cưng không buôn lậu, không làm giả.

Doanh nghiệp “hứng đủ”

Cụ thể, sau đợt kiểm tra rầm rộ của lực lượng quản lý thị trường với kết luận 7 điểm vi phạm nghiêm trọng, thì sau gần 1 tháng, Bộ Công Thương kết luận Con Cưng không hề vi phạm trong 7 điểm mà lãnh đạo Cục Quản lý thị trường từng họp báo và công bố. Có chăng, lỗi của doanh nghiệp là vài sai sót nhỏ trong ghi thông tin sản phẩm và lỗi khuyến mãi quá hào phóng cho người tiêu dùng.

Ngay với mã hàng quần áo trẻ em mà khách hàng “tố” Con Cưng mập mờ “đánh lận co đen” cũng được xác định là do Con Cưng trực tiếp nhập khẩu hàng hóa và hàng hóa nhập khẩu được sản xuất tại Thái Lan. Hồ sơ nhập khẩu hợp lệ theo các quy định của pháp luật về thủ tục hàng hóa nhập khẩu. 

Mặc dù ngay sau khi vị khách hàng này phản hồi, Con Cưng đã thực hiện một đợt thu hồi toàn bộ lô sản phẩm lỗi. Thậm chí trao thưởng 1 tỷ đồng nhằm làm an lòng khách hàng. Nhưng dường như là không đủ, “khủng hoảng” đã thực sự ập tới doanh nghiệp này suốt gần một tháng qua. Đến nỗi, doanh nghiệp này phải nhiều lần gửi thư “kêu cứu” đến Bộ Công Thương, mong sớm có kết luận.

Vụ việc của Con Cưng làm người ta lập tức nhớ đến câu chuyện của nhãn hiệu xúc xích Vietfoods vào năm 2016. Cũng vì sai sót của Chi cục QLTT Hà Nội mà 2,2 tấn sản phẩm xúc xích nhãn hiệu này do Công ty Hùng Anh phân phối đã bị kết luận có tiền chất gây ung thư và bị thu giữ. Kết luận trái ngược của Bộ Y tế sau đó đã “minh oan” cho doanh nghiệp này, nhưng thiệt hại thì doanh nghiệp đã hứng đủ.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Công Thương: Không phát hiện hàng giả, hàng lậu tại Con Cưng

    13:35, 17/08/2018

  • Khaisilk, Con Cưng... không thể làm "vấy bẩn" thương hiệu Việt

    06:54, 05/08/2018

  • Phát hiện hàng loạt vi phạm tại Con Cưng

    03:05, 04/08/2018

  • Vụ Con Cưng có dấu hiệu gian lận thương mại: Tiếp tục mở rộng điều tra

    19:55, 01/08/2018

  • Gia Lai: Không phát hiện hành vi cắt dán tem nhãn tại siêu thị Con Cưng

    17:15, 01/08/2018

  • Cần xác định rõ dấu hiệu vi phạm từ… tem nhãn tại Con Cưng

    17:01, 01/08/2018

  • “Con Cưng” có phải là “KhaiSilk” thứ hai?

    12:08, 30/07/2018

  • Con Cưng "thách thức" phát hiện hàng nhập không chính hãng trong hệ thống

    10:28, 29/07/2018

  • Niềm tin của người tiêu dùng với Con Cưng đã chạm đáy

    22:02, 28/07/2018

  • "Con Cưng thay mác tức là làm hàng giả"

    11:02, 27/07/2018

  • Kiểm tra toàn diện Công ty Con Cưng

    05:19, 26/07/2018

  • Khủng hoảng niềm tin: Từ Khaisilk đến Con Cưng

    05:00, 25/07/2018

Vì… “khủng hoảng” niềm tin

Với Con Cưng trong vụ việc lần này cũng vậy, “khủng hoảng” diễn ra trong gần một tháng qua thực sự là “cơn sóng” lớn đánh vào doanh nghiệp này. Thiệt hại của Con Cưng mặc dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự sa sút trong việc bán hàng tại chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp này khi bị người tiêu dùng vội vã tẩy chay.

Từ chỗ các cửa hàng lúc nào cũng nhộn nhịp khách mua đến cảnh đìu hiu hoang vắng, hẳn doanh số bán hàng sẽ giảm một cách thê thảm. Cùng với đó, thiệt hại về thương hiệu, lòng tin khách hàng là không thể đong đếm được. 

Cũng khó để trách khách hàng trong câu chuyện này của Con Cưng. Bởi đây là giai đoạn hàng nhái, hàng giả đang làm chính người tiêu dùng “khủng hoảng” niềm tin. Vậy khách hàng và doanh nghiệp cần làm gì?

Hiện tại có thể gọi là cao điểm khi nhà sản xuất đang hứng cơn thịnh nộ của người tiêu dùng, mà cả hai bên đều thiếu thông tin và niềm tin. Một vị chuyên gia từng chia sẻ: “Thị trường dần dần sẽ yêu cầu nhà sản xuất tăng trách nhiệm và người tiêu dùng cần thông thái hơn”.

Các nhà sản xuất thay vì hoàn toàn tin tưởng vào đối tác, tin tưởng vào giấy tờ do đối tác cung cấp cần có biện pháp kiểm tra chéo độc lập, tránh câu chuyện thu hồi sản phẩm lỗi.

Vụ việc này có thể coi là bài học đắt giá không những chỉ với Con Cưng mà các doanh nghiệp khác đang kinh doanh trên thị trường. Cuộc chơi về nguồn gốc hàng hoá không dễ dàng nhưng việc nắm bắt và tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa sẽ là một trong các cách thức cơ bản và hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp tạo dựng được uy tín trong lòng người tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Khủng hoảng" Con Cưng và niềm tin khách hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO