Thương hiệu non trẻ của ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam đang gặp một sự cố truyền thông đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm. Thậm chí diễn ra vào thời điểm khá nhạy cảm.
Phân tích thực tiễn sau đây có thể cung cấp thêm góc nhìn quản trị một thương hiệu lớn trong cuộc chơi toàn cầu.
Thương hiệu và sản phẩm Vinfast ra đời với một ý chí mạnh mẽ và kỳ vọng trở thành thương hiệu ô-tô của Việt Nam và có vị thế trên thị trường ô-tô thế giới với những bước phát triển có thể nói là thần tốc.
Rất nhiều nỗ lực và chiến lược gây ngạc nhiên cho giới phân tích trong và ngoài nước, kể cả các đối thủ lớn trong một ngành công nghiệp đỉnh cao.
Từ việc thuê các nhà thiết kế xe hơi hàng đầu của Italia cho ra nhiều mẫu mã vượt trội với triết lý và ý tưởng hiện đại, đến việc việc ra mắt xe mẫu prototype tại Paris Motorshow; hợp tác với tập đoàn BMW lừng danh trong chuyển giao công nghệ động cơ và hệ điều khiển; mở trung tâm R&D tại nước ngoài và nhanh chóng hoàn thiện các mẫu xe điện vừa đẹp vừa mạnh mẽ…
Tuy nhiên, nút thắt quản trị và chiến lược (critical point) ở đây không phải chỉ là công nghệ hay tài chính mà nó nằm ở chiến lược nguồn nhân lực và mạng lưới kinh doanh dịch vụ.
Sỡ dĩ chúng tôi có thể nhanh chóng chỉ ra ngay một số vấn đề mấu chốt mà Vin có thể đang gặp phải, đó là nhờ vào kinh nghiệm và những nguyên lý sẵn có như phân tích (audit chiến lược và audit marketing).
Thách thức nguồn nhân lực và mạng lưới kinh doanh dịch vụ trong ngành công nghệp ô-tô của Việt Nam là điều trăn trở to lớn.
Nói chung trong những năm qua việc quan trọng đối với lãnh đạo của Vinfast là “đốt đuốc đi tìm nhân tài” và quan trọng hơn đó là nhân sự cấp cao (C-level). Từ việc mời cựu lãnh đạo của BOSCH, cho đến phó chủ tịch GM từ Hoa Kỳ, cho đến chiêu mời săn lùng nhân sự cấp trung cao (hiếm hoi) từ các hãng xe hơi danh tiếng như Ford, GM, Mercedes Benz, BMW và THACO tại Việt Nam…
Điều này đã nhanh chóng góp phần hiện thức hoá chiến lược và ý chí mạnh mẽ của Vinfast nhưng chúng ta thấy những thành quả đầu tiên…
Và đồng thời chính việc ráp nối nhân sự trong một áp lực thời gian có thể dẫn đến những sai hỏng trong việc thực thi chuỗi giá trị và chất lượng xuyên suốt từ trong ra ngoài, từ thượng nguồn đến hạ nguồn, áp lực của just-in-time dưới hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe của hàng vạn chi tiết và linh kiện, phần cứng và phần mềm… để cho ra đời sản phẩm công nghệ cao, hiện thực hoá ước mơ và lời hứa thương hiệu như chính thông điệp “Mạnh mẽ Tinh thần Việt Nam” như đã tuyên bố.
(còn tiếp)
(*) Chuyên gia Võ Văn Quang từng được mời đào tạo Marketing cho hãng Ford Motor tại Việt Nam
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
18:00, 09/05/2021
16:00, 23/04/2021
15:00, 09/05/2021
11:01, 08/05/2021
04:30, 08/05/2021
04:30, 07/05/2021
04:00, 05/05/2021
04:10, 04/05/2021
15:09, 03/05/2021
13:47, 03/05/2021
02:05, 01/05/2021
04:10, 30/04/2021