Kịch bản nào cho thoái vốn nhà nước tại Viglacera?

Diendandoanhnghiep.vn Thực hiện chủ trương của Chính về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục các bước thoái vốn Nhà nước còn lại tại Tổng công ty Viglacera - CTCP trong năm 2020.

Hiện phần vốn chủ sở hữu Nhà nước tại Viglacera sau các đợt thoái vốn chỉ còn 38,85%. Điều này đã đưa Viglacera hoạt động, điều hành quản lý Tổng công ty theo mô hình công ty đại chúng thông qua các quy chế quản trị tiệm cận với các doanh nghiệp có trình độ công nghệ sản xuất và quản trị hàng đầu trong nước và quốc tế.

Thực hiện chủ trương của Chính về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục các bước thoái vốn Nhà nước còn lại tại Tổng công ty Viglacera - CTCP trong năm 2020.

Thực hiện chủ trương của Chính về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục các bước thoái vốn Nhà nước còn lại tại Tổng công ty Viglacera - CTCP trong năm 2020.

Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2019 - 2024 của Tổng công ty đã được bầu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Đồng thời, mã chứng khoán VGC của Tổng công ty Viglacera - CTCP đã chính thức niêm yết 448.350.000 cổ phiếu trên HoSE đem lại cơ hội tốt cho việc huy động vốn, tạo nguồn lực để doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho biết, sau khi có báo cáo tài chính bán niên của Viglacera, các bên sẽ ra được bản định giá cổ phần. Dự kiến, tháng 11-12, bộ sẽ hoàn thành thoái vốn nhà nước tại tổng công ty.

Khi đề cập đến việc thoái vốn nhà nước tại Viglacera, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, Bộ này sẽ thực hiện thoái vốn minh bạch và không gây thất thoát vốn nhà nước. Vậy, Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn tại Viglecera theo cách nào? Việc tối đa hóa lợi ích thu về cho Nhà nước hay không phụ thuộc vào cách thức thoái vốn của Bộ Xây dựng, với thực tế là cuộc đấu giá càng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia càng có cơ hội đạt giá trúng cao và tối đa hóa lợi ích thu về cho Nhà nước.

Phương án thứ nhất là bán trọn lô số cổ phần. Theo Luật Doanh nghiệp, chỉ cần sở hữu tỷ lệ 36%, cổ đông đã có thể phủ quyết các vấn đề quan trọng của ĐHĐCĐ. Với cơ cấu cổ đông của Viglacera như hiện nay, nhóm cổ đông chiến lược lớn khác đang nắm giữ xấp xỉ 25% cổ phần, chưa có nhóm cổ đông nào đạt tỷ lệ sở hữu ở mức chi phối, bởi vậy nhiều ý kiến cho rằng, để đạt mức sở hữu an toàn, các nhà đầu tư sẽ phải tính đến việc mua lại toàn bộ số cổ phần Nhà nước thoái vốn tới đây. 

Nếu bán đấu giá cả lô cổ phần, có thể xảy ra trường hợp một hoặc một nhóm nhà đầu tư “bạo chi” sẽ trúng đấu giá lô cổ phần này. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ chịu tác động lớn từ các nhà đầu tư này, vì công ty cổ phần hoạt động theo nguyên tắc đối vốn.

Phương án thứ hai là bán rộng rãi cho tất cả nhà đầu tư đại chúng. Tuy nhiên, trở lại với lần thoái vốn gần nhất vào năm 2019, Bộ Xây dựng thông báo bán 18% cổ phần VGC với giá khởi điểm 23.000 đồng/cổ phần. Trái với giả định của giới phân tích trước đó, bộ không bán cổ phần theo hình thức đấu giá trọn lô, mà bán rộng rãi cho tất cả nhà đầu tư đại chúng. Kết quả, bộ chỉ bán được 69 triệu cổ phần với 3 nhà đầu tư tham gia mua, ế hơn 11 triệu cổ phần.

Nếu bộ tiếp tục thực hiện thoái vốn như lần trước, có thể lặp lại kịch bản không bán hết được, vì rất có thể nhà đầu tư chỉ cần mua thêm một tỷ lệ nhất định cổ phần trong số lượng chào bán là có thể chi phối Viglacera và tỷ lệ còn lại khiến Bộ Xây dựng trở thành cổ đông thiểu số, không có vai trò gì đáng kể ở doanh nghiệp.

Hiện tại, nhóm cổ đông Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) đang nắm giữ khoảng 112 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 25%. Số cổ phần mà nhóm Gelex mua vào chủ yếu đến từ nhóm Dragon Capital và mua một phần trong phiên thoái vốn của Bộ Xây dựng.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 , việc sở hữu chi phối Viglacera là nhiệm vụ hàng đầu trong năm 2020. Gelex cũng đưa ra 2 kế hoạch kinh doanh năm nay với điều kiện hợp nhất được Viglacera hoặc không trong năm nay.

Nếu hợp nhất được Viglacera từ đầu quý IV, dự kiến tổng doanh thu hợp nhất của Gelex năm nay sẽ là 19.600 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế hợp nhất chỉ là 975 tỷ, giảm 12%.

Ngoài ra, kế hoạch này cũng bao gồm yếu tố chi phí vốn phục vụ M&A tăng cao trong khi Viglacera chỉ được hợp nhất một quý của năm nay, chi phí khấu hao và lãi vay của các dự án mở rộng đầu tư đã hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ và đơn vị thành viên.

Trường hợp không hợp nhất được Viglacera trong năm nay, doanh thu mục tiêu của Gelex là 17.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 735 tỷ, lần lượt tăng 13% và giảm 33% so với năm 2019.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kịch bản nào cho thoái vốn nhà nước tại Viglacera? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714067533 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714067533 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10