Khôi phục nhanh sức mua xã hội sẽ góp phần phát triển và tăng tốc sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.
Đất nước vừa trải qua gần 2 năm chống chọi với đại dịch COVID-19, đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Cả 3 lĩnh vực đầu tư, xuất nhập khẩu và tiêu dùng xã hội đều có những trắc trở nhất định. Từ 1/9/2021 khi đại dịch đã được khống chế về cơ bản, đất nước chuyển sang một thời kỳ mới. Đó là thích ứng linh hoạt, vừa tiếp tục chống dịch vừa khôi phục nền kinh tế.
Tôi xin đề cập đến góc độ tiêu dùng xã hội, 1 trong 3 trụ cột chính của kinh tế đất nước. Đó là, đầu tư, xuất nhập khẩu và tiêu dùng xã hội.
Hãy tìm hiểu một số số liệu để chứng minh cho việc suy giảm tiêu dùng trong giai đoạn vừa qua. Theo tổng Cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đã giảm liên tục từ tháng 7 đến tháng 10 lần, lượt -19,8%, -33,7%, -28,4%, -19,5% so với cùng kỳ 2020. Đây là sự sa sút rất lớn so với tăng trưởng bình quân những năm trước 2019 là +10%/năm.
Chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân của sự suy giảm trên.Điều rõ nhất mà ai cũng thấy, đó là sức mua trong dân giảm sút mạnh, chi tiêu của các gia đình chủ yếu tập trung và những mặt hàng thiết yếu, còn lại là “dành dụm” để tích lũy đề phòng những bất trắc xảy ra trong đại dịch.
Mặt khác, giá hàng hóa tiêu dùng trên thị trường thời kỳ đó bị đẩy lên do chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chi phí vận chuyển, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp tăng cao, ngoài ra chi phí kiểm dịch, chi phí do thẻ xanh thẻ đỏ tại một số địa phương sinh ra.
Giá cả còn tăng lên do hệ thống phân phối bị cắt giảm tạm thời ở những địa điểm phát sinh dịch, từ đó dẫn tới cầu rất căng thẳng và cung mặc dù có đủ hàng nhưng lại không đáp ứng được một cách kịp thời.
Tất cả những yếu tố trên làm cho giá cả có thời kỳ tăng vọt từ 30-30%, thậm chí tăng đến 2-3 lần so với lúc bình thường khi dịch chưa bùng phát mạnh mẽ. Những con số thống kê đã công bố ở trên về mức suy giảm sức mua chắc chắn còn thấp hơn thực tế trên thị trường.
Muốn khôi phục sức mua khi chuyển sang thời kỳ mới, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước đối với đoanh nghiệp để khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động thì cũng cần có những giải pháp bổ sung để khôi phục sức mua xã hội, nhất là từ nay đến Tết Dương lịch và Âm lịch Nhâm Dần 2022 đã đến rất gần.
Nhu cầu của tiêu dùng xã hội của gần 100 triệu dân Việt Nam là rất lớn. Song, điều quan tâm là nhu cầu có khả năng thanh toán của từng gia đình mới tạo ra doanh số cho các đơn vị kinh doanh thương mại trên thị trường nội địa.
Chúng ta vui mừng khi quy mô hỗ trợ năm 2021 theo thông tin từ Bộ KH&ĐT là Chính phủ đã bỏ ra 10,5 tỉ USD, tương đương với 2,85% GDP của cả nước, đồng thời trong những tháng tới đây sẽ có những quyết sách để chi hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân với số tiền lớn hơn trước đây.
Đi đôi với đó là tiếp tục thực hiện việc đầu tư công vào các công trình trọng điểm của nhà nước, như đường giao thông, sân bay... những sự hỗ trợ và đầu tư đó sẽ tạo ra thu nhập cho người lao động và sẽ đem lại sức sống mới, niềm tin mới cho sức mua xã hội trong năm 2021 và 1 vài năm tiếp theo.
Ngoài những giải pháp quan trọng kể trên, trung ương và các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao năng lực tiếp nhận và phân phối hàng hóa của các kênh bán lẻ trên thị trường.
Hỗ trợ việc thúc đẩy sản xuất, xúc tiến thương mại, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất phân phối tiêu dùng một cách hiệu quả và có tính chia sẻ, nhân văn đối với các chủ thể tham gia các chuỗi.
Xây dựng hệ thống các chợ đầu mối vùng, thực hiện việc giao dịch mua bán công khai minh bạch bình đẳng trên thị trường. Chú ý đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất một cách hợp lý.
Tăng cường kiểm soát thị trường ngay từ biên giới, hải đảo, kiên quyết chống buôn lậu, gian lận thương mại. Khuyến khích việc bán hàng đa kênh trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.
Một khi doanh nghiệp và người dân được hỗ trợ về mọi mặt từ Nhà nước, có môi trường kinh doanh sản xuất thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ từng bước khôi phục và phát triển bền vững, sức mua xã hội sẽ được phục hồi. Như vậy, vòng tuần hoàn sản xuất, phân phối và tiêu dùng sẽ hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả hơn.
Làm được những vấn đề trên sẽ có những tác dụng thúc đẩy một trong những trụ cột của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đó là trụ cột tiêu dùng mà chúng ta đang quan tâm.
Có thể bạn quan tâm
Khuyến nghị chính sách phục hồi nền kinh tế: (Kỳ I) Phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ
04:00, 19/11/2021
Giải pháp hỗ trợ nền kinh tế trước nguy cơ lạm phát
05:30, 17/11/2021
Kích thích nền kinh tế cần bao nhiêu tiền?
20:37, 16/11/2021
Phục hồi nền kinh tế phải có giải pháp mạnh và thông suốt
03:00, 12/11/2021
Hỗ trợ lãi suất để đưa 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế hiệu quả
05:30, 11/11/2021
Phục hồi nền kinh tế bằng những gói kích cầu đủ mạnh
05:00, 11/11/2021
Cơ cấu lại nền kinh tế: Cần đột phá chính sách để khơi thông nguồn lực
00:02, 10/11/2021
6 khuyến nghị giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững
04:05, 08/11/2021