Để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng bền vững, đại biểu Trần Hoàng Ngân khuyến nghị cần kiểm soát độ mở kinh tế thông qua chỉ số giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 190%
Có thể bạn quan tâm
12:05, 25/05/2018
05:56, 25/05/2018
01:48, 25/05/2018
Phát biểu tại hội trường chiều 25/5 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho biết, cần kiểm soát độ mở của nền kinh tế thông qua chỉ số giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu /GDP hiện nay đã đạt trên 190% và Việt Nam đã trở thành nước thứ 7 có độ mở cao nhất. Thông thường, nước nào có độ mở cao thì rất dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới bị khủng hoảng hay suy thoái.
Để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng bền vững, đại biểu Ngân khuyến nghị cần kiểm soát độ mở kinh tế thông qua chỉ số giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 190% (nước thứ 7 có độ mở cao nhất). Ông Ngân lưu ý nước nào có độ mở cao thì càng dễ bị tổn thương khi kinh tế thế giới khủng hoảng, suy thái. Năm 2007, khi độ mở kinh tế chỉ mới 140%, Việt Nam đã mất 3% do tác động suy thoái kinh tế bên ngoài. Giải pháp được ông đưa ra là tăng cường xúc tiến thương mại nội lực tại thị trường hơn 93 triệu dân.Về vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Ngân nói hoạt động đầu tư nước ngoài có nhiều vấn đề tồn tại như môi trường, chuyển giá, gian lận thương mại, chuyển giao công nghệ…
Do đó cần chiến lược định hướng thu hút FDI nhưng theo tiêu chí xanh, sạch (lý lịch doanh nghiệp), công nghệ cao và lan tỏa (hỗ trợ công nghệ trong nước).Một vấn đề khác đại biểu Trần Hoàng Ngân quan tâm là khoảng cách giàu nghèo còn cao, dân số nông thôn chiếm trên 65% nhưng năng suất lao động khu vực này chưa cao.
Ông Ngân cho rằng cần có kế hoạch, chiến lược chấn hưng nền nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động bằng việc đầu tư hạ tầng, công trình giao thông phục vụ nông nghiệp.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn những tồn tại phải khắc phục như môi trường, chuyển giá, gian lận thương mại, chuyển giao công nghệ… Do đó, trong thời gian tới chúng ta phải có một chiến lược thu hút FDI theo hướng ưu tiên xanh tức là bảo vệ môi trường; sạch có nghĩa lý lịch doanh nghiệp không có vết nhơ trong sản xuất kinh doanh như trốn thuế, gian lận thương mại…; công nghệ cao thích hợp và gắn liền với công nghiệp 4.0; có tính lan tỏa, gắn với công nghiệp hỗ trợ trong nước.
“Tôi nghĩ rằng, rất cần có bàn tay hữu hình của Chính phủ trong việc kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài”, ông Ngân nói.