Kiên Giang: Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng

Vũ Khuê thực hiện 05/10/2023 20:53

Ngành lao động Kiên Giang đã có những giải pháp gì nhằm tăng điểm, góp phần cải thiện thứ hạng PCI Kiên Giang năm 2023

Trước việc chỉ số Đào tạo lao động năm 2022 không đạt như kỳ vọng, Ngành lao động Kiên Giang đã có những giải pháp gì nhằm tăng điểm, góp phần cải thiện thứ hạng PCI Kiên Giang năm 2023? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này DĐDN có cuộc PV ông Đăng Hồng Sơn, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở LĐ–TB&XH Kiên Giang. 

Hàng năm, Sở tham mưu UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tuyển sinh đào tạo hơn 24.000 học viên. Trong đó, tập trung tuyển sinh, đào tạo các ngành, nghề thế mạnh trong tỉnh gồm: Du lịch, nhà hàng-khách sạn, cơ khí, ô tô; xây dựng, nuôi trông thủy sản… Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo lao động có tay nghề, trình độ đầu vào của học sinh học GDNN không cao.

- Trước những khó khăn thách thức, Sở đã có những giải pháp gì, thưa ông?

Sở tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất, giảng dạy hiện đại phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; gắn kết, tổ chức hoạt động đào tạo, tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ nhà giáo và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp trong quá trình giảng dạy, thực tập… Từ đó, hình thành năng lực nghề nghiệp cho học viên đáp ứng tiến bộ khoa học, công nghệ…

Đồng thời, chúng tôi tăng cường mối liên hệ với cựu học sinh, sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp, đây là cầu nối quan trọng giúp các trường và doanh nghiệp có mối quan hệ vững chắc và thiết thực. Ngoài ra, Sở tham mưu ban hành cơ chế, chính sách phối hợp chặt chẽ nguồn nhân lực giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp; Tổ chức kiểm tra, giám sát để kịp thời xử lý điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

 Hàng năm, Sở tham mưu UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các cơ sở GDNN tuyển sinh đào tạo hơn 24.000 học viên.

Hàng năm, Sở tham mưu UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các cơ sở GDNN tuyển sinh đào tạo hơn 24.000 học viên.

- Trước xu thế CMCN 4.0 mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội đều bị tác động, đặc biệt lĩnh vực lao động và việc làm. Vậy Sở tham mưu tỉnh vận dụng như thế nào để đáp ứng nhu cầu trong công cuộc CNH-HĐH, thưa ông?

Sở tham mưu UBND tỉnh xây dựng chính sách, chương trình đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhóm lao động dễ bị tổn thương. Qua đó, Sở tập trung đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045… Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trình độ công nghệ thông tin và tiếng Anh ở các bậc học theo hướng hội nhập quốc tế…

Cùng với đó, chúng tôi đổi mới đào tạo nghề trong hệ thống các trường cơ sở GDNN theo hướng chuyển đổi nghề nghiệp có kỹ năng phù hợp, có thể làm chủ và khai thác vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc CMCN 4.0. Đồng thời, có cơ chế phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp dành kinh phí và thời gian cho đào tạo, đào tạo lại lao động… Đổi mới cơ chế và chính sách để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

- Đối với liên kết đào tạo nghề, đặc biệt là công nghệ cao, Sở đã chú trọng như thế nào trước bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, thưa ông?

Sở đã ban hành Quyết định về một số nội dung liên kết, phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Minh chứng, các trường cao đẳng, trung cấp ký kết hợp tác đào tạo lao động với Tập đoàn SunGroup, VinGruop, Công ty CP 99 Núi (khu Reort Sunset Sanato), BIM Group, CEO Group, MIK Group… để tạo đầu ra cho học sinh, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp.

Mặt khác, Sở tham mưu UBND tỉnh tuyển sinh đào tạo 22 ngành, nghề trọng điểm được Bộ LĐ–TB&XH phê duyệt. Cụ thể, 06 nghề cấp độ Quốc tế (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Chế biến và bảo quản thủy sản, Điện Công nghiệp, Quản trị khách, Cắt gọt kim loại, công nghệ ô tô). 06 nghề cấp độ khu vực ASEAN (Kỹ thuật xây dựng, Quản trị khu resort, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử và xây dựng) và 10 nghề cấp độ quốc gia.

- Trong 10 chỉ số đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Đào tạo lao động của Kiên Giang năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng. Năm 2023 Sở đã có những hành động nhằm cải thiện chỉ số trên, thưa ông?

Ngay sau khi VCCI công bố kết quả PCI năm 2022, Sở đã họp phân tích, đánh giá các tiêu chí thấp điểm, giảm điểm và phân công nhiệm vụ cụ thể để từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện Chỉ số đào tạo lao động năm 2023. Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh đào tạo, trực tuyến; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động kế hoạch, tiến độ đào tạo phù hợp để cung ứng nguồn lực qua đào tạo…

Phối hợp với các địa phương, đơn vị tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại trụ sở Trung tâm Dịch vụ việc làm. Niêm yết công khai các TTHC, thông tin tuyển dụng việc làm, đưa lao động đi làm vệc ở nước ngoài trên Website Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và Cổng thông tin lao động, việc làm Kiên Giang https://laodongvieclam.kiengiang.gov.vn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; định kỳ cập nhật, phân tích, dự báo cung - cầu lao động; định hướng nghề nghiệp...

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Tiếp tục sự kiện “Dai-ichi Life - Cung Đường Yêu Thương 2023” tại Kiên Giang

    Tiếp tục sự kiện “Dai-ichi Life - Cung Đường Yêu Thương 2023” tại Kiên Giang

    07:16, 16/07/2023

  • Eximbank khai trương trụ sở mới tại Hòn Đất – Kiên Giang

    Eximbank khai trương trụ sở mới tại Hòn Đất – Kiên Giang

    04:40, 05/07/2023

  • Kiên Giang “xây cầu” kết nối sản phẩm OCOP

    Kiên Giang “xây cầu” kết nối sản phẩm OCOP

    04:52, 24/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kiên Giang: Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO