Kiến nghị giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn “Để gỡ khó doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, cơ quan quản lý phải kết hợp nhiều giải pháp, cần chú trọng chính sách tài khóa hỗ trợ trực tiếp để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp…”.

Đó là quan điểm của luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN xung quanh giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp trước hàng loạt khó khăn hiện nay.

>>Kiến nghị chính sách “gỡ khó” cho doanh nghiệp ngành gỗ

hihihihi

Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay. Ảnh minh họa

Theo đó, thời gian gần đây, hầu hết các hiệp hội ngành hàng đã phản ánh tình trạng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu đều giảm sút. Hiện tại các doanh nghiệp rất cần hỗ trợ về chính sách và mở rộng thị trường từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo chia sẻ từ ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản đã giảm 27,5% trong quý 1 năm nay, tương đương mức giảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nhất. Đáng lo ngại hơn là dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay.

Theo ông Nam, nhu cầu tiêu dùng tại nhiều thị trường suy giảm bởi lạm phát, dẫn đến nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều. Việc xuất khẩu giảm khiến dòng tiền chậm về, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu không có nguồn vốn để mua nguyên liệu, không mua nguyên liệu. Đặc biệt, ông Nam cho biết, các ngành xuất khẩu chủ yếu vay USD, trước đây, lãi suất vay USD khoảng 2,1-2,3% thì giờ đã lên đến trên 4%.

“Do đó, giải pháp lúc này là cần giảm lãi suất vay USD để dòng tiền không bị nghẽn”, đại diện VASEP kiến nghị.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, ông Trần Như Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết, là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhưng dệt may lại giảm mạnh kim ngạch trong những tháng qua. Nguyên nhân đến từ sự suy giảm nhu cầu của thị trường, nhất là ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU.

Đưa ra giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước những khó khăn hiện hữu này, ông Tùng cho rằng, trong ngắn hạn, cần tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua Tham tán thương mại; trong đó tập trung vào các quốc gia trong khối CPTPP và EU - những nơi mà Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương. Đồng thời, ngân hàng cần có gói vay suất ưu đãi 0% để trả lương cho người lao động...

Đáng chú ý, số liệu tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm cũng chứng minh doanh nghiệp đang rất khó khăn. Ngành nông nghiệp được coi là điểm sáng của toàn ngành kinh tế thì xuất khẩu cũng gặp khó. Không những vậy, nhiều doanh nghiệp cho biết tiếp tục căng thẳng do tình trạng thiếu vốn.

Theo số liệu vừa công bố mới đây cho thấy, ngay trong tháng 4/2023, cả nước có 14.509 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 77.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2022.

>>Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Kiến nghị bổ sung đất cho chăn nuôi

hihihih

Ngành dệt may tiếp tục giảm mạnh kim ngạch trong những tháng qua. Ảnh minh họa

Trao đổi với báo  chí xung quanh vấn đề này, bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết, trong cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp mới đây, Ban IV đã làm việc với các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics và nhận được chia sẻ, cho dù lãi suất có chiều hướng hạ nhưng với doanh nghiệp vẫn là quá cao.

“Hiện tại, doanh nghiệp các ngành đều đang khó khăn nhưng ở góc độ tổng thể, chúng tôi mong Chính phủ có đánh giá để xem đâu là mũi nhọn, đâu là ưu tiên. Bởi vì có những ngành có tác động lan tỏa tới ngành khác. Vừa qua đặc biệt ghi nhận quyết tâm của Chính phủ, bộ ngành về cơ chế visa. Đó là cú hích rất mạnh cho ngành du lịch. Từ du dịch lan tỏa đến thương mại và đầu tư”, bà Thủy chia sẻ.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp dưới góc nhìn pháp lý xung quanh câu chuyện này, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế, cơ quan quản lý phải kết hợp đồng bộ các giải pháp. Ví dụ như, chính sách tài khóa hỗ trợ trực tiếp để giảm chi phí đầu vào cho người dân, doanh nghiệp, mà chủ yếu là thuế, phí. Chính sách tài chính phải thực sự có hiệu quả, giảm những chi tiêu không hợp lý, cân đối cung, cầu khi ảnh hưởng đến lạm phát. Chính sách thương mại cần điều hòa cung cầu, đặc biệt là đối với những mặt hàng nguyên liệu đầu vào.

“Một vấn đề quan trọng nữa là cải cách thủ tục hành chính, cần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm bớt phiền hà, giảm thiểu tiêu cực. Bên cạnh đó, cũng cần có những giải pháp ứng phó với một số vấn đề sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới, như giá điện tăng, tăng lương… khiến các mặt hàng khác cũng sẽ tăng theo. Cần kiểm soát tốt để tránh tát nước theo mưa”, Giám đốc Công ty Luật HPVN nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714714997 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714714997 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10