Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ; Sở Y tế các tỉnh,thành phố trực thuộc TW về việc tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng y tế tư nhân.
Cụ thể, công văn nêu rõ: Căn cứ Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày 5/3/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiêm Vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 và Quyết định số 1464/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng phòng COVID-19.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức tiêm chủng tại địa phương cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ, trong đó đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, bao gồm: người làm việc trong các cơ sở y tế (không phân biệt công – tư), người tham gia phòng chống dịch, quân đội, công an…
Hiện nay, UBND các tỉnh, thành phố đang chỉ đạo các Sở Y tế thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về việc phân bổ vaccine COVID-19 đợt 3.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều hội viên Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, hiện nay một số địa phương vẫn chưa thực hiện phân bổ vaccine cho đối tượng ưu tiên là nhân viên y tế đang công tác tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn mà chủ yếu ưu tiên cho các cơ sở y tế công lập.
Một số đơn vị y tế tư nhân mặc dù đã gửi danh sách cán bộ, nhân viên y tế đến Sở Y tế địa phương từ đầu tháng 4/2021 nhưng đến nay vẫn không được xem xét giải quyết, trả lời.
Nhiều hội viên của Hiệp hội cho biết: Các Sở Y tế lấy lý do cơ sở y tế tư nhân hoạt động theo tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nên không thuộc đối tượng ưu tiên. Do vậy, một số cơ sở y tế tư nhân rất khó tiếp cận và được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 như công văn đã ban hành.
Qua đó, các hội viên của Hiệp hội cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ, Sở Y tế, đặc biệt là khu vực thành phố Hà Nội có sự phân bổ vaccine hợp lý, tránh trường hợp "bỏ quên" các cán bộ y tế cho các cơ sở y tế công lập.
Bởi, các cơ sở y tế tư nhân cũng đang vừa phải “gồng mình” vượt bão COVID-19 vừa sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng, hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế để cùng hệ thống y tế công lập và ngành y tế Việt Nam đấu tranh, phòng chống dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam cho biết: Từ khi thành lập, Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam với vai trò là cầu nối tiếp nhận, tổng hợp đóng góp phản biện, tư vấn các chính sách về lĩnh vực Y tế và đã nhận được nhiều sự tin tưởng ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương.
Tiếp tục thực hiện vai trò cầu nối từ các hội viên đến chính quyền, Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam vừa có văn bản kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, xem xét chỉ đạo Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố có quan điểm thống nhất, về việc phân bổ Vắc xin phòng dịch COVID-19 cho đối tượng là nhân viên y tế đang công tác tại cơ sở y tế tư nhân, loại bỏ tư tưởng bảo thủ, phân biệt, đối xử công – tư, đảm bảo quyền lợi, công bằng đối với người hành nghề y đang làm việc tại cơ sở y tế tư nhân. Qua đó có ý kiến chỉ đạo kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời tình trạng lợi dụng chính sách Nhà nước về việc phân bổ Vắc xin phòng chống COVID-19; phân bổ số lượng tiêm Vắc xin không đúng đối tượng, địa bàn ưu tiên như Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ đã đề ra.
Từ phía Bộ Y tế, mới đây, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 2748/QĐ-BYT về việc phân bổ vắc xin COVID-19 đợt 4, các đơn vị kết thúc tiêm trước ngày 15/9. Cụ thể, Bộ Y tế đã phân bổ cho 22 Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố; phân bổ cho các Viện, Bệnh viện, Trường Cao đẳng; Phân bổ cho các Tổng Công ty; công ty; Trung tâm pháp y các vùng miền...
Theo đó, trong 22 CDC các tỉnh, thành phố được phân bổ đợt này, CDC Bắc Giang và Bắc Ninh được phân bổ nhiều nhất với 50.000 liều vắc xin COVID-19/tỉnh; tiếp đến là CDC TP Hà Nội được phân bổ 20.000 liều; CDC Hải Dương có 17.600 liều và CDC Thanh Hoá, CDC TP Cần Thơ mỗi đơn vị có 10.000 liều vắc xin COVID-19...;
Trong 3 Bệnh viện được phân bổ đợt này là Bệnh viện E có nhiều nhất với 7.000 liều, tiếp đến là Bệnh viện Nhi TW có 5.000 liều và Bệnh viện K có 1.500 liều;
Đợt này Viện Pasteur TPHCM được phân bổ 6.000 liều vắc xin; Viện Vệ
Đối với 6 Viện/ Trung tâm pháp y quốc gia, phân viện và các khu vực, Bộ Y tế phân bổ mỗi đơn vị 100 liều;...
Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện tiếp nhận, bảo quản, gửi mẫu kiểm định chất lượng và vận chuyển vắc xin tới Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực để phân bổ ngay tới các địa phương, đơn vị theo danh sách.
Các đơn vị được phân bổ triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay sau khi tiếp nhận theo quy định. Riêng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Dự án Tiêm chủng mở rộng cấp phát vắc xin cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật nơi có đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn để tiếp nhận vắc xin.
Các đơn vị được phân bổ tổ chức tiếp nhận số vắc xin được phân bổ từ Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia để tổ chức tiêm cho các đơn vị, cơ quan theo Công văn số 3823/BYT-DP ngày 07/5/2021 và Công văn 4260/BYT-DP ngày 25/5/2021 của Bộ Y tế (bao gồm các đơn vị trong và ngoài ngành y tế, công lập và tư nhân, các đơn vị đã tích cực hỗ trợ cho Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch thời gian qua) và tiêm cho cán bộ, nhân viên của đơn vị mình (đối với các đơn vị không tự tổ chức tiêm được thì chủ động liên hệ với cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng để triển khai tiêm cho cán bộ, nhân viên đơn vị mình).
Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tiếp nhận, bảo quản và tổ chức triển khai tiêm chủng ngay số vắc xin được phân bổ cho các đối tượng theo đúng Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn (bao gồm cả các Cơ quan trung ương, Bộ ngành, Tập đoàn, Tổng công ty, Tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao,...) (trừ Sở Y tế Hà Nội) và triển khai tiêm cho các đối tượng nguy cơ là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Các Sở Y tế có các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và tổ chức triển khai tiêm chủng ngay số vắc xin được phân bổ cho các đơn vị theo đúng Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ (trừ Sở Y tế Hà Nội).
Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tự tổ chức tiêm chủng được thì chủ động liên hệ, phối hợp với Sở Y tế trên địa bàn để tiếp nhận vắc xin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và tổ chức tiêm chủng cho đơn vị mình.
Các đơn vị được phân bổ sẽ xem xét triển khai tiêm mũi 2 sau 8-12 tuần cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 (tính từ ngày được tiêm mũi 1) hoặc triển khai tiêm mũi 1 cho các đối tượng chưa được tiêm chủng để tăng độ bao phủ tiêm chủng.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kết thúc việc tiêm vắc xin được phân bổ lần này trước 15/9.
Thực hiện Nghị quyết 84/NG-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
20:05, 07/06/2021
17:11, 07/06/2021
15:26, 07/06/2021
05:30, 07/06/2021