“Kiềng ba chân” trường kỳ phòng, chống dịch bệnh (Bài 1): Hành động thích ứng bối cảnh

Diendandoanhnghiep.vn Những ngày gần đây, dòng người hồi hương từ các tỉnh phía Nam đặt ra nhu cầu hình thành cấu trúc chính sách “kiềng ba chân” để có thể trường kỳ phòng, chống dịch bệnh.

Tinh thần chung trong Lời kêu gọi của Tổng bí thư, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV, hay những chỉ đạo mới đây của thủ tướng đều xác định ứng phó với đại dịch Covid-19 là thách thức rất lớn, đặt ra nhu cầu về cấu trúc chính sách “kiềng ba chân” để có thể trường kỳ phòng, chống dịch bệnh.

TS. NGUYỄN VĂN ĐÁNG – Học viện CTQG Hồ Chí Minh

TS. NGUYỄN VĂN ĐÁNG – Học viện CTQG Hồ Chí Minh 

Diễn biến phức tạp và kéo dài của đại dịch Covid-19 đã làm lộ ra cuộc sống bấp bênh của một bộ phận người lao động từ các tỉnh miền Trung và phía Bắc nhập cư vào các tỉnh phía Nam.

Từ giữa tháng 7, do ảnh hưởng của dịch bệnh, trường hợp bốn mẹ con và ba mươi người đi bộ về quê đã báo hiệu về khả năng các nhóm lao động yếu thế sẽ buộc phải hồi hương.

Hiện tượng này đã trở thành thực tế trong những ngày cuối tháng 7 khi hàng ngàn người lao động sử dụng các phương tiện xe thô sơ để hồi hương.

Dư luận xã hội không khỏi sửng sốt và xót thương những hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, phải chở nhau trên chiếc xe máy để vượt qua hành trình đến hàng ngàn km.

Khi dịch COVID-19 bùng phát ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, hàng nghìn người đã tất tả di cư theo kiểu tự phát về quê bằng phương tiện cá nhân của mình.

Khi dịch COVID-19 bùng phát ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, hàng nghìn người đã tất tả di cư theo kiểu tự phát về quê bằng phương tiện cá nhân của mình. Ảnh: Lao Động.

Ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra “Lời kêu gọi” đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động để vượt qua đại dịch.

Lời kêu gọi của Tổng bí thư đã chỉ ra những thách thức vô cùng lớn, coi “chống dịch như chống giặc”, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội phải nỗ lực vượt bậc để có thể vượt qua.

Nổi bật trong "Lời kêu gọi" của Tổng Bí thư là quan điểm “sức khỏe và tính mạng nhân dân là trên hết”. Điều này cũng có nghĩa, Việt Nam nhất quán với phương châm phòng chống đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay: “không đánh đổi sự an toàn sức khỏe cộng đồng để có tăng trưởng kinh tế”.

Phương châm này không chỉ khẳng định mục tiêu cuối cùng của công tác phòng chống đại dịch ở Việt Nam, mà còn đặt ra nhu cầu linh hoạt mục tiêu kép khi chúng ta sẽ phải đối diện trong thời gian dài với tình hình mới, phức tạp và khó lường hơn về dịch bệnh.

Ngày 28/7, Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết khẳng định quyết tâm phòng chống đại dịch trong bối cảnh mới. Nghị quyết của Quốc hội đã trao thêm cho chính phủ nguồn lực tài chính cùng những cơ chế hoạt động trong bối cảnh đặc biệt để “vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh”, bảo đảm an ninh và ổn định xã hội.

Ngày 31/7, Công điện của thủ tướng chỉ đạo các tỉnh phía Nam có thể kéo dài thời gian và thực hiện nghiêm túc hơn nữa “giãn cách xã hội” theo chỉ thị 16. Có thể nói, Việt Nam đã nâng quyết tâm và nỗ lực phòng chống dịch bệnh lên mức độ cao hơn, trước mắt sẽ kéo dài đến hết năm 2022.

Ngày 1/8, bốn người lao động đi xe máy từ Bình Dương trở về Lào Cai, đã bị tai nạn tại Phú Thọ. Kết quả xét nghiệm test nhanh cho thấy 3/4 người  dương tính với SARS-CoV-2.

Đây chỉ là một nhóm nhỏ trong số hàng vạn người đã, đang, và sẽ có thể hồi hương do tác động của các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Nguy cơ về các ổ dịch mới xuất hiện trong cộng đồng tại nhiều địa phương trên cả nước là điều có thể dự báo.

Thực tế nêu trên cùng diễn biến dịch bệnh thời gian gần đây cho thấy sự lây lan Covid-19 có thể bùng phát ở bất kỳ địa phương nào. Cũng có nghĩa, chúng ta sẽ không thể máy móc đồng loạt thực hiện mục tiêu kép trên phạm vi cả nước. Sẽ có những địa phương phải lựa chọn ưu tiên chính sách.

Điều này đòi hỏi việc thực hiện mục tiêu kép cần linh hoạt ở những mức độ và cấp độ khác nhau (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện, ngành/lĩnh vực...), tùy thuộc vào tình hình thực tế.

Chúng ta cũng cần xác định rằng, kể cả đến khi vaccine được tiêm đủ trên diện rộng thì "Giãn cách xã hội" vẫn sẽ là một biện pháp hàng đầu để đẩy lui các làn sóng lây lan dịch bệnh, qua đó chủ động kiểm soát được tình hình. Điều này cũng chỉ ra rằng sẽ có thể có nhiều mệnh lệnh giãn cách được ban hành trong tương lai.

Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, và đời sống của người dân, đặc biệt là các nhóm xã hội yếu thế sẽ còn bị ảnh hưởng. Kịch bản nêu trên cho thấy, để có thể trường kỳ phòng chống dịch bệnh, chúng ta cần sự chuẩn bị cả về tâm lý và nguồn lực để tránh cho hệ thống quản lý cũng như xã hội rơi vào tình trạng bị động và rối loạn.

>>> Bài 2: Ba ưu tiên hành động chính sách

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Kiềng ba chân” trường kỳ phòng, chống dịch bệnh (Bài 1): Hành động thích ứng bối cảnh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711640329 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711640329 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10