Giới thiệu về các tài liệu và công cụ tại website kdlc.vn, đại diện VCCI nhấn mạnh liêm chính là cách làm việc đúng và đúng việc ngay cả khi không có ai theo dõi, giám sát.
>>>Phát triển kinh tế bền vững không thể tách rời liêm chính
Theo bà Đinh Thị Bích Xuân, Phó Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững, VCCI, liêm chính là việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức và các quy định pháp luật.
“Liêm chính là cách làm việc đúng và đúng việc ngay cả khi không có ai theo dõi, giám sát. Đây là khả năng ứng xử, hành động trung thực, nhất quán với các giá trị, các chuẩn mực và niềm tin, đạo đức”, bà Đinh Thị Bích Xuân nhấn mạnh.
Cụ thể, các chuẩn mực cơ bản và giá trị đạo đức trong kinh doanh gồm trung thực, công bằng, trách nhiệm, đáng tin cậy, tuân thủ, tôn trọng, quan tâm bảo vệ môi trường.
Các nguyên tắc áp dụng kinh doanh liêm chính là thực hiện kinh doanh một cách công bằng, trung thực và công khai, ví dụ: có các điều khoản thanh toán minh bạch, sổ sách ghi chép rõ ràng, công bố thông tin.
Không đưa và nhận hối lộ dưới mọi hình thức nhằm đạt lợi thế trong kinh doanh, ví dụ cấm đại lý đưa hối lộ, quản lý chặt việc thanh toán hoa hồng.
Cùng với đó, từ chối làm ăn với những đối tác mà không chấp nhận các giá trị kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và/hoặc những đối tác có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, ví dụ: lựa chọn cẩn thận đối tác kinh doanh, đánh giá rủi ro trước khi ra quyết định KD.
>>>Lan tỏa kinh doanh liêm chính trong startup
>>>Luật hoá trách nhiệm của doanh nghiệp trong phòng chống tham nhũng
Tăng cường quản trị công ty tốt thông qua áp dụng cơ chế Kiểm soát nội bộ và Bộ Quy tắc ứng xử đề cao các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã tuyên bố, ví dụ: quy định về quà tặng, tiếp khách.
Lưu giữ và cập nhật sổ sách rõ ràng, ví dụ: ghi chép các quyết định về đóng góp từ thiện hoặc việc xử lý các yêu cầu hối lộ hoặc các xung đột lợi ích.
Đảm bảo rằng mọi người trong doanh nghiệp hoặc các đối tác kinh doanh được giới thiệu/truyền thông đầy đủ và rõ rằng về các nguyên tắc/chính sách của doanh nghiệp, ví dụ: tuyên truyền và đào tạo; không chấp nhận việc không biết.
Thường xuyên rà soát và cập nhật chương trình/chính sách/quy định, ví dụ: học hỏi từ kinh nghiệm và mối quan hệ với các đối tác khác.
Tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh/chính sách/quy định đề ra kể cả khi việc đó trở nên khó khăn, ví dụ: không chấp nhận các khoản “bôi trơn/chi phí không chính thức”.
Đại diện Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững cũng giới thiệu trang website kinh doanh liêm chính và bộ hướng dẫn kiểm soát, đào tạo nội bộ. “Để doanh nghiệp có thể tiếp cận, áp dụng, theo dõi bộ quy tắc ứng xử nội bộ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí đào tạo nội bộ, chúng tôi đã video hoá, cũng như có các file tài liệu về các chương trình về áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử, các quý vị quan tâm có thể truy cập website để đào tạo trực tuyến”, bà Đinh Thị Bích Xuân chia sẻ.
Đặc biệt, bà Xuân cho biết chương trình đào tạo có giảng viên hướng dẫn giúp doanh nghiệp được truyền cảm hứng. Sau mỗi phần đào tạo người tham gia có thể khảo sát về hiệu quả của khoá đào tạo, cũng như có chứng nhận qua khoá đào tạo.
Có thể bạn quan tâm
16:52, 06/04/2022
16:11, 06/04/2022
16:02, 06/04/2022
14:53, 06/04/2022