Liêm chính giống như không khí đang bao phủ chúng ta: không sờ được, không nắm được. Nhưng rõ ràng phải hít thở bởi không có không khí sẽ không tồn tại.
Đó là khẳng định của Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia tại khoá đào tạo “Tối ưu mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo và liêm chính”.
>>Kinh doanh liêm chính khó hay dễ
Với cá nhân tôi khi từng tham gia một lớp chính thức và hai lớp dự tính về kinh doanh liêm chính. Khi vừa trao đổi với các bạn tôi nghĩ rằng mình sẽ phải tiếp tục tìm hiểu và trao đổi thêm, để chúng ta tiếp cận và tư duy một cách sâu hơn nữa về khái niệm này. Hơn cả việc nhận thức và tư duy đó là thực hành.
Kinh doanh liêm chính là vấn đề ai nói cũng rất hay, hiểu rất rõ nhưng không thực hành được thì mới chỉ là một nửa của câu chuyện. Vậy nên mục đích mà tôi muốn tìm hiểu và trao đổi với mọi người đó là chúng ta sẽ phải bắt tay ngay vào việc thực hành.
Khoá đào tạo do Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2022 cùng với Chương trình Youth Co:Lab của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam tổ chức, khi trao đổi vấn đề đổi mới sáng tạo thì các startup có sự phản hồi rất mạnh mẽ, nhưng khi liên quan đến kinh doanh liêm thì họ lại có sự phản hồi dè dặt. Chia sẻ về vấn đề này, ông Tuấn cho rằng các startup phải ghi nhớ kinh doanh với các tiêu chuẩn đạo đức và liêm chính là mục tiêu. Bởi liêm chính trong kinh doanh là yếu tố quyết định phát triển bền vững và đây cũng là sứ mệnh của các startup.
>>Kinh doanh liêm chính: “Chìa khoá” để thành công và phát triển bền vững
>>Tối ưu mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo và liêm chính
Tại khoá đào tạo “Tối ưu mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo và liêm chính”, tôi có thêm kiến thức mới khi nghe các giảng viên cùng các bạn trao đổi với nhau cách để tiếp cận nhưng luôn luôn có một tiêu chí là làm sao để chấp hành tốt hơn liêm chính trong tổ chức của mình. Tôi có suy nghĩ rằng khi mình làm bất cứ việc gì phải có cách thức tư duy và phải bám theo một học thuyết hay một cái gì đó để trưởng thành. Tôi nghĩ cần có tư duy rằng liêm chính là gì, tồn tại ra sao và dựa trên nền tảng nào? Tôi vẫn luôn bám theo suy nghĩ như vậy, trong từng hành động suy nghĩ của mình để cố gắng ứng dụng thực hành nhiều nhất nhưng chắc chắn không bao giờ đầy đủ.
Tôi muốn tiếp cận theo hai góc độ: một là cá nhân, hai là nhà doanh nghiệp. Ở góc độ cá nhân thì đó là đạo đức, còn ở góc độ doanh nghiệp mà bản thân chúng tôi cũng là một doanh nghiệp thì quan niệm đó là giá trị tích cực trong kinh doanh. Còn về đạo đức trong liêm chính chúng ta cũng đã tiếp cận khái niệm về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đứng ở góc độ cá nhân, chúng ta phải trung thực không vụ lợi, đứng ở góc độ doanh nghiệp là phải có giá trị tích cực, niềm tin chia sẻ hợp tác.
Có một lần tôi dùng hình ảnh liêm chính giống như không khí đang bao phủ chúng ta: không sờ được, không nắm được. Nhưng rõ ràng phải hít thở bởi không có không khí sẽ không tồn tại. Từ cái nhỏ nhất là lời nói đúng hay sai, quan hệ khách hàng hài hòa hay không, đó đều là liêm chính.
Kinh doanh liêm chính hình thành ba trạng thái. Thứ nhất, mang ý nghĩa vật chất không phải phi vật chất. Thứ hai, tồn tại trong suy nghĩ dưới hình thức, hành vi. Và cuối cùng dưới cơ chế vận hành mà chúng ta xây dựng lên cũng như vận hành nó. Liêm chính sẽ tồn tại ở ba hình thái như vậy và chắc chắn nếu xét từ góc độ cá nhân đến góc độ doanh nghiệp thì nó bao phủ kín hết. Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh, chế biến Nông sản Bảo Minh đã đặt ra mối quan hệ bảy nhà và đó là một cơ chế vận hành đảm bảo sự liêm chính trong quan hệ đối tác hài hòa, tạo nên giá trị của doanh nghiệp. Đối với cá nhân, thì phải xuất phát từ trong suy nghĩ với động cơ như thế nào để tạo nên sự liêm chính đạo đức?
Cuối cùng tôi vẫn thắc mắc liêm chính ở đâu ra? Ở góc độ gia đình hay doanh nghiệp thì nó đến từ chính nhận thức của chúng ta. Khi ở doanh nghiệp thì nó đến từ những người đứng đầu doanh nghiệp, vậy nên, tôi tin chắc rằng mọi người sẽ xây dựng được những doanh nghiệp liêm chính. Đối với các bạn trẻ khởi nghiệp, các anh chị phải là người quyết định điều đó trong gia đình cũng như trong doanh nghiệp của mình. Chúng ta phải bắt tay vào thực hiện điều đó.
Đối với tờ báo của chúng tôi, trách nhiệm đầu tiên thuộc về tôi. Đối với doanh nghiệp chắc chắn là các những người đứng đầu, còn đối với các thầy, các cô những người đào tạo nên các doanh nghiệp tương lai sẽ tạo ra cho các bạn tư duy chặng đường mới. Tôi nghĩ rằng câu lạc bộ liêm chính chúng ta cùng nhau xây dựng, cũng mong muốn có những hoạt động thiết thực mà chính chúng ta phải là người tạo dựng lên nó. Tôi quan niệm liêm chính là một hành trình chứ không phải là một kết quả, hành trình đó mỗi ngày chúng ta đặt dưới chân mình một viên gạch, đặt hạt cát hay một viên đá để nó tiếp tục được tiếp nối.
Chúng tôi hy vọng sẽ không dừng câu chuyện này lại ở đây mà chỉ tạm dừng câu chuyện để đi những chẳng đường tiếp theo vì con đường liêm chính. Mong rằng sẽ được gặp lại các bạn trong chương trình liêm chính tiếp theo để chúng ta nói nhiều hơn về câu chuyện này, cùng nhau chia sẻ.
Trong hành trình đó, các bạn sẽ là người tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi gieo mầm liêm chính trong tổ chức của mình, trong cộng đồng của mình. Đây cũng là cơ hội để mọi người tiếp xúc với các giảng viên, các doanh nghiệp đi trước. Chúng tôi mong sẽ tổ chức nhiều hơn nữa những chương trình như thế này, để kết nối với cùng nhau, để cộng đồng khởi nghiệp của chúng ta sẽ mở rộng hơn các quan hệ kết nối.
Có thể bạn quan tâm