Kinh doanh thua lỗ, Ladophar muốn vay tiền để đầu tư mở rộng nhà máy

ĐÌNH ĐẠI 12/03/2023 05:00

Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên dự kiến tổ chức ngày 26/3 tới, Công ty CP Dược phẩm Lâm Đồng – Ladophar (HoSE: LDP) sẽ trình cổ đông phương án vay vốn để đầu tư mở rộng nhà máy.

>>>Lâm Đồng: Thúc đẩy ngành dược liệu phát triển

Cụ thể, theo Tờ trình của HĐQT Ladophar, doanh nghiệp dự kiến sẽ vay ngân hàng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh với hạn mức 150 tỷ đồng; Vay vốn trung hạn và dài hạn tại các tổ chức tín dụng và các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tổ chức tài chính khác để thực hiện việc đầu tư cải tạo, mở rộng nhà máy phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, với định mức 90 tỷ đồng. Tổng cộng nguồn vốn dự kiến vay là 240 tỷ đồng.

Kinh doanh lỗ ở tất cả các mảng hoạt động, Ladophar muốn vay thêm tiền để đầu tư mở rộng nhà máy.

Kinh doanh lỗ ở tất cả các mảng hoạt động, Ladophar muốn vay thêm tiền để đầu tư mở rộng nhà máy.

Kế hoạch vay vốn này của Ladophar đặt ra trong bối cảnh doanh nghiệp ngành dược phẩm này vừa trải qua một năm 2022 với kết quả kinh doanh thua lỗ ở tất cả các hoạt động. Theo đó, năm 2022, Ladophar lỗ trước thuế gần 39 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 196% so với cùng kỳ, nguyên nhân đến từ:

Lỗ trong hoạt động sản xuất 9,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24% trên tổng lỗ. Đây là khoản lỗ do sản lượng sản xuất thực tế không đủ bù đắp các khoản định phí sản xuất chung (lương gián tiếp, khấu hao máy móc thiết bị sản xuất,...).

Lãi/lỗ trong các hoạt động đầu tư 11,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% trên tổng lỗ. Đây là các lỗ trong khoản đầu tư chứng khoán, chi phí lãi phát sinh từ huy động nguồn trái phiếu, thu nhập từ các hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cũng như lãi thu nhập từ các khoản tiền gửi tiết kiệm và chiết khấu được hưởng từ nhà cung cấp.

So với cùng kỳ, khoản lỗ từ hoạt động đầu tư tăng mạnh 117%, tương ứng mức tăng 78,9 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2021 có đóng góp lớn từ khoản thu nhập do thanh lý máy móc thiết bị và chuyển nhượng đất (hơn 30 tỷ đồng) và thu nhập đến từ lãi đầu tư chứng khoán vào cuối năm 2021.

Tuy nhiên, năm 2022, khoản đầu tư chứng khoán giảm mạnh khiến lỗ tăng lên hơn 6,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó là việc phát sinh lãi trái phiếu từ việc huy động nguồn vốn trái phiếu cho việc mở rộng nhà máy và sản xuất kinh doanh gần 5 tỷ đồng. Các hoạt động của Công ty con chưa hiệu quả, doanh thu chưa phát sinh trong khi đó các định phí hoạt động vẫn cần có để duy trì hoạt động dẫn đến khoản lỗ 0,3 tỷ đồng.

Lỗ trong các hoạt động đầu tư thương hiệu 8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% trên tổng lỗ. Đây là các khoản lỗ do các chi phí phát sinh liên quan đến đầu tư thương hiệu trong ngắn và dài hạn.

So với cùng kỳ, chi phí phát sinh cho đầu tư thương hiệu tăng gần 8 tỷ đồng. Trong năm 2021, các chi phí đầu tư này không được đẩy mạnh, chủ yếu duy trì các hoạt động xúc tiến thương mại và các chương trình khuyến mãi đến khách hàng.

>>>Cổ phiếu ngành dược phẩm "sau cơn mưa" trời lại sáng

Không chỉ kết quả kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu LDP cũng sụt giảm

Không chỉ kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu LDP cũng sụt giảm hơn 91% thị giá trong năm 2022.

Lỗ trong hoạt động kinh doanh chính là 10,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% trên tổng lỗ. Đây là các khoản lỗ do lợi nhuận gộp mang lại từ doanh thu bán hàng (bao gồm hàng thương mại, sản xuất, dịch vụ) không đủ bù đắp các định phí hoạt động (bao gồm chi phí bán hàng, chi phí Marketing, chi phí lương trực tiếp và gián tiếp kinh doanh, chi phí khấu hao... và các chi phi khác phục vụ và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh).

Đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Ladophar cho biết, trong năm 2022, cả thế giới phải đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 mang lại. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Ladophar cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tình hình dịch bệnh diễn ra trong nước và quốc tế.

Phần lớn nguyên liệu sản xuất được phẩm, hàng hóa thiết bị y tế kinh doanh là nhập khẩu từ nước ngoài, việc thiếu hụt nguồn cung dẫn đến một số nguyên liệu hàng hóa tăng giá, chậm cung ứng và thiếu hàng,... làm gia tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc thiếu nguồn hàng nhập khẩu làm tụt giảm doanh thu kinh doanh.

Mặt khác, trong năm 2022, hệ quả của dịch Covid thế giới bùng phát đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá cho Công ty, ảnh hưởng đến nguồn cung vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài cũng như hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của Công ty qua Hàn Quốc, Châu Âu, châu Mỹ - thị trường chủ lực của Ladophar.

Đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm, ngoài việc ảnh hưởng hạn chế do dịch bệnh, thì chính sách Nhà nước cũng tác động khá lớn đối với việc triển khai hoạt động bán hàng kênh điều trị (ETC): cạnh tranh về giá đấu thầu thuốc ngày càng gay gắt, thị phần bị phân mảnh với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp trong nước có dây chuyền sản xuất đạt GMP-WHO.

Mặt khác, thị phần của Ladophar ở ngoài tỉnh còn hạn chế, sản phẩm Ladophar chưa tiếp cận đến đông đảo người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thiếu vốn cho nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị cũng là một rào cản lớn cho hoạt động kinh doanh của Ladophar. Thêm vào đó, chi phi vận chuyển, lãi vay tăng cũng là một trong những khó khăn làm dẫn đến hoạt động của Ladophar suy giảm.

Có thể bạn quan tâm

  • Lâm Đồng: Thúc đẩy ngành dược liệu phát triển

    Lâm Đồng: Thúc đẩy ngành dược liệu phát triển

    07:01, 18/02/2023

  • Cổ phiếu ngành dược phẩm

    Cổ phiếu ngành dược phẩm "sau cơn mưa" trời lại sáng

    05:13, 19/01/2023

  • Giải pháp thúc đẩy số hóa ngành dược

    Giải pháp thúc đẩy số hóa ngành dược

    09:54, 09/11/2022

  • Doanh nghiệp ngành dược cần đẩy mạnh chuyển đổi số để chống hàng giả, hàng nhái

    Doanh nghiệp ngành dược cần đẩy mạnh chuyển đổi số để chống hàng giả, hàng nhái

    14:05, 22/09/2022

  • Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng

    Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng

    11:12, 05/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh doanh thua lỗ, Ladophar muốn vay tiền để đầu tư mở rộng nhà máy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO