Kinh tế 2018: Kịch bản tăng trưởng 7,02% và áp lực cải cách

Thy Hằng 24/06/2018 18:10

Các chuyên gia kinh tế đồng quan điểm cho rằng, tăng trưởng kinh tế 2018 có thể đạt mức 7,02%, tuy nhiên để đạt được còn nhiều thách thức cần vượt qua.

Tăng trưởng kinh tế 2018 có thể đạt trên 7%

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018. Cụ thể, kịch bản trung bình là kịch bản cơ sở có nhiều khả năng xảy ra hơn. Trong đó giả thiết, đầu tư khu vực nhà nước giữ tốc độ tăng trưởng ổn định đóng vai trò điều tiết nền kinh tế. Mô hình kinh tế phần nào được chuyển đổi theo chiều sâu nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh tế tăng trưởng dựa vào vốn và xuất khẩu. Hệ thống tài chính khá ổn định, điều hành tài chính và tiền tệ tương đối linh hoạt.

Tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,71% – Ảnh: Internet

Tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,71% – Ảnh: Internet

Khi đó, tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,83%, trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp, khoảng 4,5%.

Ở kịch bản thứ 2, kịch bản cao có thể đạt được nếu nền kinh tế đạt được những kỳ vọng như kịch bản trung bình. Ngoài ra, những nỗ lực của chính phủ trong cải cách và điều hành kinh tế, tháo gỡ được những nút thắt của nền kinh tế (như chính sách đất đai, tín dụng, bộ máy hành chính), qua đó đem lại môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo kịch bản này, trong năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7,02%, và lạm phát trung bình có thể ở mức 4,8%.

Nền tăng trưởng chưa vững chắc

Mặc dù dự báo tăng trưởng của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho thấy bức tranh sáng của kinh tế Việt Nam 2018. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng để đạt được như vậy, còn nhiều thách thức Việt Nam cần vượt qua, trong đó nổi bật là vấn đề cải cách thể chế. Nói như PGS.TS Trần Đình Thiên Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nền tảng cho tăng trưởng tốt vẫn chưa được xác lập vững chắc.

Bởi theo vị chuyên gia này, tăng trưởng của Việt Nam hiện vẫn dựa vào khai thác tài nguyên, dù hiện nay khai thác tài nguyên giảm nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng.

Tiếp đến là dựa vào những ngành có năng suất lao động thấp, gia công, lắp ráp, kể cả doanh nghiệp FDI nên tăng trưởng của Việt Nam vẫn thấp. Ngoài ra, xét tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam yếu từ doanh nghiệp nhà nước, đến khu vực tư nhân trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều dự báo tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2018

    Nhiều dự báo tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2018

    04:00, 18/06/2018

  • WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm

    WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm

    15:39, 11/06/2018

  • Tăng trưởng kinh tế kỷ lục: Động lực và tính bền vững

    Tăng trưởng kinh tế kỷ lục: Động lực và tính bền vững

    11:10, 27/05/2018

Hiện nay, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 28-29% GDP, là khu vực hiệu quả thấp. Khu vực hộ gia đình, tức khu vực nhỏ, manh mún, lại là khu vực làm ra nhiều GDP nhất, khoảng 32%. Khu vực FDI đã rót vốn vào Việt Nam khoảng 18-19% GDP, nhưng chỉ đóng góp rất nhỏ, khoảng 8% GDP, dù được xác định đây là khu vực quan trọng. Cấu trúc như vậy cho thấy chưa có gì đảm bảo Việt Nam có thể vượt nhanh.

Nhận định về vấn đề lạm phát,PGS TS Ngô Trí Long, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá - Bộ Tài chính, cũng cho rằng, năm 2018 kiểm soát lạm phát cũng là một trong những thách thức lớn.

“Xu hướng tăng vừa qua có nguyên nhân do giá dầu và dự báo xu hướng tiếp tục tăng, giá thịt lợn phục hồi tăng gấp đôi so với thời điểm thấp nhất. 7 tháng còn lại khả năng kiểm soát khó khăn nên quyết định các giá nhà nước điều hành không tăng, đặc biệt là giá điện”, TS Ngô Trí Long nói, đồng thời cho rằng, có mâu thuẫn là tăng trưởng muốn tăng tốc độ cao, phấn đấu 6,8% mà tốc độ tăng như vậy cho thấy mối quan hệ với lạm phát là “một bài toán khó.

Bên cạnh những vấn đề nội tại, cộng thêm diễn biến bất ổn của tình hình thế giới, PGS.TS Trần Đình Thiên khuyến nghị, cần ưu tiên khuyến khích đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; tập trung thúc đẩy tăng trưởng ở những trung tâm lớn như TP. Hồ Chí Minh; tiếp tục tạo áp lực cải cách; phát triển các thị trường đang nóng như: đất đai, lao động, thị trường tài sản nhà nước (doanh nghiệp cổ phần hóa)…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế 2018: Kịch bản tăng trưởng 7,02% và áp lực cải cách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO