Kinh tế chia sẻ nhìn từ sự xuất hiện của Uber-Grab

Diendandoanhnghiep.vn Mô hình nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) được các nhà kinh doanh trên thế giới đề cập đến từ thập niên 90 của thế kỷ trước và trở nên bùng nổ trong khoảng 7-8 năm trở lại đây.

Do một số mô hình kinh doanh theo phương thức này phát triển thành công và lan rộng ra toàn thế giới, điển hình là các mô hình kinh doanh như Uber, Airbnb, Grab, Rabbit Task, Club Lending…

Kinh tế chia sẻ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam

Một khảo sát được thực hiện từ ngày 14/8 đến 6/9/2013 của Công ty Nielsen với hơn 30.000 người tiêu dùng trực tuyến trên 60 quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ đã cho thấy, kinh tế chia sẻ có tiềm năng lớn để phát triển tại Việt Nam. Theo khảo sát, cứ 4 người Việt Nam được hỏi thì có 3 người cho biết, họ thích ý tưởng về mô hình kinh doanh này; 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ…

Tại Việt Nam, những người yêu công nghệ đã nghe đến danh tiếng của mô hình Uber, Airbnb… trên thế giới từ rất sớm và đã cài app trên điện thoại di động của mình để trải nghiệm. Nhưng phải đến năm 2014 thì Uber, Grab –mô hình kinh doanh đặc trưng nền kinh tế chia sẻ mới chính thức vào thị trường Việt Nam. Thời điểm này, thị trường chính thức ghi nhận vai trò của mô hình nền kinh tế chia sẻ xuất hiện tại Việt Nam.

Có thể thấy, câu chuyện của Uber hay Grab chỉ là một ví dụ của việc phát triển nền kinh tế chia sẻ mà chưa có hành lang pháp lý bảo vệ những cá thể trong nền kinh tế ấy. Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và sự kêu gọi của Chính phủ gây dựng một cộng đồng đổi mới sáng tạo, chắc chắn mô hình này sẽ trở nên mở rộng hơn trong tương lai.

Có thể thấy, câu chuyện của Uber hay Grab chỉ là một ví dụ của việc phát triển nền kinh tế chia sẻ mà chưa có hành lang pháp lý bảo vệ những cá thể trong nền kinh tế ấy. Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và sự kêu gọi của Chính phủ gây dựng một cộng đồng đổi mới sáng tạo, chắc chắn mô hình này sẽ trở nên mở rộng hơn trong tương lai.

Sự xuất hiện và phát triển lớn mạnh của 2 hãng cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách nổi tiếng trên thế giới là Grab và Uber tại Việt Nam đã “tiếp lửa” cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế chia sẻ nước ta. Đồng thời góp phần tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng, là động lực để thúc đẩy cạnh tranh giữa các mô hình truyền thống và mô hình công nghệ. Là yếu tố thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn và mạnh hơn của các mô hình khác vào Việt Nam, mô hình kinh doanh của các công ty trong nước cũng tham gia vào lĩnh vực này.

Sự xuất hiện của 2 hãng dịch vụ này cũng đã khiến cho các hãng vận tải hành khách lớn như Mai Linh hay Vinasun, Taxi Group phải lập tức thay đổi cung cách vận hành. Nếu như tháng 8/2015, Mai Linh giới thiệu ứng dụng di động cho phép gọi xe taxi không cần thông qua tổng đài, thì đến cuối năm, Vinasun cũng nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tung ra ứng dụng gọi xe Vinasun.

Cùng lúc, hãng này còn công bố dịch vụ đưa đón bằng đội xe Fortuner, Innova đời mới không có nhãn hiệu hay biển taxi, với hình thức thanh toán như thông thường. Trong dịp tết Nguyên Đán 2016, Taxi Group cũng tung ra gói dịch vụ đi ghép xe cho những hành khách đi đường dài nhằm tiết kiệm chi phí cho người dùng.

Thật ra, khoảng thời gian 5 năm cho một mô hình kinh doanh mới mẻ, dựa trên yếu tố công nghệ là khá ngắn, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế tại Việt Nam chúng ta có thể thấy rằng Uber, Grab, Airbnb và nhiều dịch vụ nội địa đã và đang có những phát triển tích cực.

Về góc độ nghiên cứu, tôi đánh giá rất cao nỗ lực của người đi đầu trong một thị trường, họ đã góp phần định hình thị trường. Tuy nhiên, trong kinh doanh, không phải người tiên phong là người được hưởng lợi nhất, nếu làm không cẩn thận thì họ cũng là người bị mất trắng công sức, mà có thể thành quả lại là người theo sau được hưởng. Mặt khác, bản thân một mô hình mới cũng gây ra rất nhiều phản ứng trái chiều, thiếu tích cực, tranh cãi, kiện tụng vì cho rằng cạnh tranh không lành mạnh và thậm chí là cả những án phạt cấm không được áp dụng mô hình này tại một số địa phương.

Gợi ý chính sách cho Việt Nam

Sự phát triển của mô hình nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam được đánh giá là khá nhanh, có chuyển biến tích cực và hiệu quả nhất định giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn tốt hơn và rẻ hơn, giúp cho thị trường có động lực đổi mới phát triển nhưng cũng kèm theo một số vấn đề về pháp lý và lo ngại các rủi ro tiềm ẩn về an toàn xã hội và cạnh tranh không lành mạnh.

Nhưng, như đã nói sự nở rộ của dịch vụ theo mô hình kinh tế chia sẻ nói chung và nền kinh tế chia sẻ nói riêng tại Việt Nam cũng đang cho thấy mối lo ngại về sự cạnh tranh không bình đẳng, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn, thì lối mòn về những cuộc biểu tình phản đối Uber hay làn sóng tiền ẩn phản đối kinh tế chia sẻ giống như nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tiếp tục diễn ra tại Việt Nam. Do vậy, để phát triển nền kinh tế chia sẻ bền vững tại Việt Nam, bài viết đề xuất một số gợi ý sau:

Thứ nhất, từ góc độ quản lý vĩ mô của cơ quan nhà nước, chúng ta cần thừa nhận rằng đây là một mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ và mang tính sáng tạo của thời đại 4.0. Nên việc cần làm là tiếp cận các mô hình này như là một chủ thể kinh doanh của nền kinh tế và nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra hành lang pháp lý phù hợp với tình hình Việt Nam và luật pháp Việt Nam cũng như các công ước quốc tế. Trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các mô hình này trong nước và quốc tế đều có cơ hội phát triển như nhau có lợi nhất cho quốc gia và toàn xã hội.

Thứ hai, Chính phủ cần nghiên cứu ban hành Luật điều chỉnh và quản lý đối với kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Hệ thống pháp luật sẽ giúp điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ, vừa đảm bảo môi trường thuận lợi cho nó phát triển, vừa tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa nền kinh tế này với mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống.

Không chỉ vậy, hành lang pháp lý còn giúp Chính phủ Việt Nam kiểm soát được khoản thuế từ các công ty cung ứng dịch vụ và “người chia sẻ tài sản” – đây được coi là nguồn thuế lớn mà nhiều quốc gia đã không thể kiểm soát được.

Thứ ba, đối với các chủ thể muốn khởi nghiệp với mô hình kinh tế chia sẻ, cần có những bước chuẩn bị về nguồn cung, đào tạo nhân lực và xây dựng niềm tin để tạo dựng thương hiệu. Trong đó, việc đào tạo nhân lực đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định tới sự thành – bại của doanh nghiệp.

Ngay từ khâu đầu tiên là kiểm tra hồ sơ cá nhân phải được thực hiện chặt chẽ. Các công ty trong nền kinh tế chia sẻ có thể xây dựng các khóa đào tạo trực tuyến và kiểm tra bằng bài thi. Cá nhân được chấp thuận sẽ được trang bị tài liệu cầm tay hướng dẫn quy trình cung cấp dịch vụ. Một nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp chính là cách để doanh nghiệp xây dựng được niềm tin với khách hàng và tạo dựng được thương hiệu cho mình.

Thứ tư, cần tập trung đầu tư phát triển mạng lưới internet, nâng cấp đảm bảo tính bảo mật tài khoản thanh toán trực tuyến, cả về số lượng và chất lượng, bởi, đặc thù cơ bản của kinh doanh chia sẻ chính là các giao dịch thông qua mạng lưới trực tuyến. Khi chưa có sự phát triển mạnh mẽ của internet tại Việt Nam thì sẽ không thể có một nền tảng tốt cho sự phát triển và thành công của kinh doanh chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế chia sẻ nhìn từ sự xuất hiện của Uber-Grab tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714465780 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714465780 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10