KINH TẾ "HẬU VACCINE": Cẩn trọng “bệnh nền”

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 05/03/2021 11:00

Mặc dù vaccine chống COVID-19 bắt đầu được phân phối, song điều đó chưa lấy gì làm đảm bảo kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục.

LTS: Việt Nam đã đón nhận lô vaccine nhập khẩu vào ngày 24/2. Nhưng thế giới hậu vắc xin không đồng nghĩa với việc thế giới hậu đại dịch và các nền kinh tế trên toàn cầu trở lại sức tăng trưởng bình thường.

Hàng chục triệu liều vaccine COVID-19 đã được phân phối ở Mỹ, EU và châu Á, ở góc độ dịch tễ học đây là cơ sở khoa học mang đến hy vọng nhân loại sớm kiểm soát đại dịch này. Tuy nhiên, với nhiệm vụ ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, việc có vaccine chỉ là một trong rất nhiều điều kiện “cứng”. Bởi dịch bệnh đã tác động sâu đến tính chất của những khối kinh tế như EU, Mỹ, Trung Quốc.

 Vaccine COVID-19 đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới chỉ là một trong rất nhiều điều kiện trong nhiệm vụ ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu. (Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bang Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP)

Vaccine COVID-19 đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới chỉ là một trong rất nhiều điều kiện trong nhiệm vụ ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu. (Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bang Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP)

Các số liệu của Bloomberg Economics cho thấy, một cuộc suy thoái kép, với các chỉ số sản xuất của châu Âu đã minh chứng cho lo ngại đó. Đây là mầm mống tạo ra bong bóng tài chính, tình trạng thừa tiền trong khi sức sản xuất bị hạn chế sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao, đó chính là lạm phát.

Không sai nếu như nói dịch bệnh COVID-19 là thủ phạm gây ra khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, các dấu hiệu suy thoái đã thực sự manh nha khi chưa có căn bệnh này. Đó là xung đột thương mại, chủ nghĩa đơn phương hóa, nợ công chính phủ và sự tới hạn của những mô hình kinh tế như EU, Nhật Bản thậm chí cả Mỹ.

Năm 2019, nhà phân tích kinh tế Phillip Inman đã đưa ra 7 dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu sắp rơi vào khủng hoảng, lúc đó COVID-19 chưa xuất hiện. Điều này một lần nữa chứng minh khủng hoảng chu kỳ 10 năm là không tránh khỏi. Suy ngược lại, giả sử như không có dịch bệnh COVID-19 thì kinh tế toàn cầu vẫn rơi vào khủng hoảng dựa vào bức tranh tài chính, quan hệ Mỹ-Trung và dấu hiệu ở những nền kinh tế lớn.

Theo giới chuyên môn, vấn đề hiện nay không phải là khi nào sẽ có cuộc khủng hoảng kế tiếp, mà nó sẽ diễn ra như thế nào và chúng ta sẽ ứng phó ra sao. Như một quy luật - trong cuộc khủng hoảng này nhiều thứ tốt đẹp có tính chất đại diện cho kỷ nguyên mới đã xuất hiện, đó là vai trò của kinh tế số, kinh tế không tiếp xúc, sự nổi lên của những trung tâm tăng trưởng ngoài Mỹ, EU và Nhật.

Có thể bạn quan tâm

  • KINH TẾ

    KINH TẾ "HẬU VACCINE": Nỗi lo lạm phát

    11:10, 03/03/2021

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 03/03: Kinh tế

    ĐIỂM BÁO NGÀY 03/03: Kinh tế "HẬU VACCINE"

    06:00, 03/03/2021

  • KINH TẾ

    KINH TẾ "HẬU VACCINE": Không gian chính sách không còn rộng rãi!

    16:07, 02/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 6): Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước

    HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 6): Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước

    04:50, 01/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
KINH TẾ "HẬU VACCINE": Cẩn trọng “bệnh nền”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO