Kinh tế phi chính thức vào “tầm ngắm”

H.Minh 10/01/2019 13:02

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng đề án chống thất thu thuế khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là khu vực kinh tế phi chính thức.

Mặc dù, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, kinh tế phí chính thức hay còn gọi là kinh tế chưa quan sát được chưa chiếm đếm 30% GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, người đứng đầu Tổng cục Thống kê cũng phải thừa nhận, hiện Chính phủ chưa thông qua đề án và có nghiên cứu cụ thể nên đơn vị này chưa có con số chính xác.

Khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm các thành tố như: kinh tế ngầm (bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp nhưng không khai báo vì mục đích trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm xã hội...), các hoạt động kinh tế bất hợp pháp, khu vực kinh tế chính thức chưa được quan sát, khu vực kinh tế tự sản tự tiêu và các hoạt động thu thập dữ liệu cơ bản bị bỏ sót, thiếu.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách nào quản lý kinh tế phi chính thức?

    06:48, 16/11/2018

  • Tín dụng phi chính thức: Cấm, quản hay... chấp nhận “ngõ cụt”?

    11:50, 14/10/2018

  • Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phản ánh về lao động phi chính thức

    20:17, 16/10/2017

  • Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phản ánh về lao động phi chính thức

    20:05, 16/10/2017

  • Bất bình đẳng đối với 18 triệu lao động phi chính thức

    05:16, 08/10/2017

  • Lao động phi chính thức... không được pháp luật bảo vệ

    17:00, 04/10/2017

Tại Diễn đàn tài chính mới đây, các chuyên gia của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết, quy mô nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam thay đổi theo từng giai đoạn, thấp nhất khoảng 15% GDP (năm 2006), cao nhất gần 27% GDP (năm 2015). Việt Nam là quốc gia có tốc tăng trưởng về quy mô nền kinh tế phi chính thức ở mức cao, bình quân mỗi năm tăng 1,2%.

Báo cáo do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mới đây cho thấy, hơn 61% số dân có việc làm của thế giới đang làm việc tại khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó chủ yếu là người dân tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Ở Đông Nam Á, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người lao động làm trong khu vực kinh tế phi chính thức cao.

Thực trạng ở Việt Nam hiện nay, các hoạt động của các hộ sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế phi chính thức đang trong điều kiện rất tạm bợ, khó tiếp cận tới các dịch vụ công. Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, hiện cả nước có 4,9 triệu hộ kinh doanh cá thể, sử dụng khoảng 8,2 triệu lao động. Các hộ kinh doanh cá thể còn thiếu khả năng tiếp cận thị trường, vốn, công nghệ để trở thành doanh nghiệp. Có tới 62% hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội và 79% tại TP HCM không có hồ sơ hoặc không ghi chép kế toán.

Theo các chuyên gia, kinh tế phi chính thức tồn tại khách quan và trong những năm tới nó vẫn tiếp tục có tỷ trọng lớn trong lao động ở Việt Nam. Nếu môi trường kinh doanh được cải thiện tốt thì sẽ khuyến khích người dân khởi sự doanh nghiệp, hoạt động mạnh mẽ trong kinh tế chính thức. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế phi chính thức vào “tầm ngắm”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO