Kinh tế thị trường tại Việt Nam: Cần rút ngắn khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn

NGUYỄN VIỆT 29/07/2020 15:13

Trên thực tế, kinh tế thị trường của Việt Nam theo chia sẻ của các doanh nghiệp là “khoảng cách từ miệng đến tay” vẫn còn khá xa.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ quan điểm tại cuộc tọa đàm Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam, ngày 29/7.

cuộc tọa đàm Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

Tọa đàm Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

Bà Lan giải thích, “từ miệng” là các chính sách đôi khi chỉ ban hành trên giấy, các quyết định, tuyên bố hay chính sách được lãnh đạo các ngành, các cấp đưa ra với thực tế thực hiện là các cấp bên dưới còn khác xa nhau rất nhiều. Nhiều người cho rằng, khoảng cách đó rất lớn, nhưng theo bà Lan khoảng cách này thường được xóa theo cách thức “nhất tiền tệ, nhì quan hệ”. 

Vẫn theo bà Lan, Việt Nam đang có những công cụ để điều tra những bất cập này bằng các văn bản như Nghị quyết 19 của Chính phủ được ban hành từ năm 2014 đến nay, năm nào cũng có một Nghị quyết 19 của Chính phủ, gần đây thì chuyển thành Nghị quyết 02.

Nghị quyết 19 nói về cải thiện môi trường kinh doanh và trong mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, tinh thần tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu.

Trong khi đó, thế giới đã chuyển sang thuận lợi hóa và thương mại đầu tư từ năm 2012, khi WTO thông qua hiệp định chung về thuận lợi hóa. Còn chúng ta vẫn “loay hoay” tháo gỡ.

“Tuy nhiên, việc tháo gỡ từ đó đến nay vẫn chưa xong, năm nào cũng đề cập. Điều này cho thấy các vấn đề về thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn còn rất lớn ”, bà Lan nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Nguyễn Việt

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Nguyễn Việt

Còn theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, hiện nay đã có gần 90 nước trên thế giới công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Nếu Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường theo ông Doanh sẽ có tác động rất tốt cho nội bộ kinh tế của Việt Nam, đồng thời tạo thuận lợi cho Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Vì khi được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì rất nhiều thủ tục về xuất nhập khẩu, ngân hàng, đối tác… sẽ tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn, giảm đi rất nhiều thủ tục, chi phí, thời gian. Do đó, Việt Nam cần phải kiên trì, nỗ lực chuyển sang kinh tế thị trường.

Đi sâu phân tích, TS. Lê Đăng Doanh nhìn nhận thị trường đất đai của Việt Nam thuộc quyền sở hữu toàn dân thì thị trường sẽ được xác định như thế nào? Định giá, trao đổi ra sao?

Theo ông Doanh, đây là thị trường rất quan trọng nhưng cho đến nay phần kinh tế thị trường tại khu vực này vẫn còn khiêm tốn. Sự can thiệp từ phía nhà nước từ mặt hành chính cho đến giá cả… còn rất lớn.

Ở khía cạnh khác, trong kinh tế thị trường, điều quan trọng nhất là trách nhiệm giải trình về những quyết định, chi tiêu của người được giao trách nhiệm quản lý. Vấn đề này cần có sự cải thiện, và ông Doanh tin làm được điều này không khó và nằm trong “tầm tay”.

Ông Doanh dẫn chứng, thời gian vừa qua tại một huyện được xếp hạng nghèo của tỉnh Thanh Hóa nợ nần đến 50 tỷ đồng. Chỉ đến khi quan chức huyện này nghỉ hưu thì những người bị các quan chức vay nợ để “tiêu xài” mới dám tố cáo.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh. Ảnh: Nguyễn Việt

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh. Ảnh: Nguyễn Việt

Điều ông Doanh mong muốn từ cuộc hội thảo này là thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, các nước đều công nhận Việt Nam đã có một nền kinh tế thị trường. Còn về phía nhà nước, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm cá nhân cũng sẽ được nâng lên.

GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH KTQD đánh giá, trong bối cảnh nền kinh tế mới, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Đại dịch này đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng trong “nguy” vẫn có “cơ”. Từ đây sẽ phát triển hình thức kinh tế mới, đó là nền kinh tế số.

GS.TS Trần Thọ Đạt. Ảnh: Nguyễn Việt

GS.TS Trần Thọ Đạt. Ảnh: Nguyễn Việt

Những chủ thể kinh tế nào tận dụng được chu thể kinh tế này thì sẽ rất thành công trong tương lai. Để làm được điều này, theo GS.TS Trần Thọ Đạt thì thể chế phải nhanh, nhạy, chủ động khi những phương thức mới ra đời.

Chuyên gia kinh tế  Nguyễn Minh Phong bình luận, bất kỳ một chính sách nào đều phải chú ý đến tính hai mặt để điều chỉnh kịp thời. Sự đồng bộ của các chính sách, sự hài hòa của hai mặt chính sách là rất cần thiết. Ông Phong khuyến nghị, mô hình thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam trong tương lai cần chú ý một số điểm sau.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong. Ảnh: Nguyễn Việt

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong. Ảnh: Nguyễn Việt

Thứ nhất, chính sách “hai bàn tay”. Thứ hai, đảm bảo tính đồng bộ và hai mặt của chính sách. Thứ ba, hài hòa các lợi ích. Sự hài hòa bao gồm lợi ích kinh tế, chính trị và môi trường; lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; lợi ích trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích quốc gia phải là số một.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại học Kinh tế quốc dân

    Đại học Kinh tế quốc dân "hiến kế" chống dịch COVID-19

    11:35, 04/04/2020

  • Đại học Kinh tế Quốc dân chọn giáo dục LB Nga làm đối tác

    Đại học Kinh tế Quốc dân chọn giáo dục LB Nga làm đối tác

    17:52, 28/05/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế thị trường tại Việt Nam: Cần rút ngắn khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO