Kinh tế trong “tâm bão” dịch COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Đã hy sinh kinh tế, thực hiện giãn cách xã hội thì phải đạt mục tiêu kiềm chế dịch bệnh... và địa phương nào làm chưa hiệu quả thì phải kiểm điểm.

ff

Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Quốc Tuấn

Hai năm, 4 đợt dịch, với biến thể delta, lambda đang hoành hành trên khắp thế giới và rồi đây có thể là các biến thể khác. Không ai có thể khẳng định không có những đợt dịch tiếp theo.

Cả 3 đợt dịch trước, cả nước đã đoàn kết, đồng lòng, chia ngọt sẻ bùi để vượt qua được khó khăn thì nay càng cần thực hiện tốt hơn nữa trong đợt dịch thứ 4 này như lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn đoàn kết, càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm, càng phải quyết tâm cao hơn nữa”.

Hiện tại, chúng ta đã thực hiện cuộc tổng tiến công với “giặc dịch COVID-19” bằng nhiều mũi giáp công khác nhau với kỳ vọng khống chế được dịch để ổn định lại trạng thái phát triển về mọi mặt, đặc biệt là hồi phục nền kinh tế sau khi bị tổn thương nặng bởi “giặc dịch”.

Với nền kinh tế Việt Nam lúc này, thực tế cho thấy, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, bức tranh kinh tế chủ yếu mang “gam trầm”. Trong đó, hơn 85.000 doanh nghiệp buộc phải rời thị trường; thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới 3,71 tỷ USD; hoạt động du lịch gần như đóng băng hoàn toàn..v..v.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhìn ra được những cơ hội mới. Đầu tiên là cơ hội gia tăng dấu ấn của Việt Nam trong dòng thương mại, đầu tư và vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Việc thực hiện các FTA đã ký kết, đặc biệt là EVFTA, CPTPP, UKVFTA và RCEP giúp Việt Nam gia tăng số lượng và chất lượng thương mại, đầu tư, đa dạng hóa đối tác và tham gia vào các chuỗi giá trị do phương Tây và Trung Quốc dẫn dắt.

Tiếp theo, đại dịch COVID 19 đã góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Số hoá nền kinh tế giúp thay đổi tư duy trong hoạch định chính sách và vận hành doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi thế so sánh của ngành và doanh nghiệp; thúc đẩy áp dụng, phổ biến công nghệ và đổi mới sáng tạo.

ff

Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, bức tranh kinh tế chủ yếu mang “gam trầm”. Ảnh: Quốc Tuấn

Điều này tạo ra các cơ hội và mô hình kinh doanh mới; tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vào các chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển các ngành dịch vụ và thương mại dịch vụ xuyên biên giới; đồng thời thu hút FDI tạo ra giá trị gia tăng cao hơn..v..v.

Thế mới có chuyện ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới là Moody’s, S&P và Fitch đều đưa ra nhận định Việt Nam là một trong những điểm sáng trong phục hồi kinh tế toàn cầu.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức trên đồng loạt nâng mức đánh giá lên “Tích cực”; kinh tế dự báo tiếp tục phục hồi tốt, tăng trưởng ổn định và là điểm đến hấp dẫn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được cho là trung tâm của các chuỗi cung ứng đang dịch chuyển và là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương.

Còn theo In The Black, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% vào năm 2020, cao hơn cả Trung Quốc, nhờ nền tảng sản xuất đang phát triển và nhu cầu nội địa mạnh mẽ. Viện Lowy, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Sydney, đã thu thập dữ liệu để xếp hạng phản ứng trước đại dịch của gần 100 thị trường, xếp New Zealand ở vị trí hàng đầu, với Việt Nam và Đài Loan ở vị trí thứ hai và thứ ba...v..v.

Với những góc nhìn, đánh giá lạc quan đó, ít nhiều cũng tạo hiệu ứng, động lực để chúng ta kiên trì với mục tiêu thực hiện chiến lược kép “vừa chiến đấu vừa sản xuất” của mình. Vậy nên, giãn cách 1 vài tuần hay cả tháng nhưng đổi lại là sức khỏe, là sinh mạng của mỗi người, là lợi ích lâu dài của đất nước.

Có điều, lúc này cần nắm bắt rõ tinh thần là chấp nhận hy sinh kinh tế để đổi lấy sức khỏe thì phải kiên quyết thực hiện cho thành công, nếu không sẽ là thất bại khó chấp nhận. Tức là, “Đã hy sinh kinh tế, thực hiện giãn cách xã hội thì phải đạt mục tiêu kiềm chế dịch bệnh… và địa phương nào làm chưa hiệu quả thì phải kiểm điểm”, dẫn lời Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Có thể nói, xuyên suốt thời gian qua, niềm tin của người dân vào Đảng, nhà nước đã tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn để chúng ta đạt được những thành quả về phát triển kinh tế xã hội như hiện tại, đồng lòng vượt qua khó khăn, thử thách để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam thịnh vượng trong tương lai.

Và việc làm thiết thực nhất trong lúc này mà ai cũng đều làm được là hiểu đúng, thực hiện tốt những quy định trong Chỉ thị của Thủ tướng về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID 19; lan tỏa những hành động đẹp, yêu thương, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau; lan tỏa những năng lực tích cực để kết nối vào tạo sức mạnh của cả cộng đồng, quyết tâm chiến thắng đại dịch.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế trong “tâm bão” dịch COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714507936 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714507936 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10