Kinh tế Trung Quốc ra sao sau 40 năm mở cửa?

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 18/12, Trung Quốc tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết 40 năm ngày đất nước thực thi đường lối cải cách. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, nền kinh tế Trung Quốc đang ra sao?

Cách đây 40 năm, các chính sách cải cách chính thức được thực hiện, mở ra một giai đoạn phát triển nhanh chóng và đặt nền tảng để Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới như hiện nay.

Những thành tựu vượt bậc

Thành tựu nổi bật trong 40 năm qua, bình quân tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc là 9,5%, vượt rất xa so với mức trung bình toàn cầu là 2,9%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc tăng từ 368 tỷ CNY lên 82.700 tỷ CNY năm 2017, tức tăng gấp 223 lần.

Trong lễ kỷ niệm, ông Tập có bài phát biểu 80 phút, có đoạn: "Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu một số mặt hàng nông sản chính, xây dựng được hệ thống công nghiệp hiện đại hoàn chỉnh nhất và đạt được nhiều đột phá trong khoa học, công nghệ".

Trung Quốc cũng tiến xa trong phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có với đường sắt cao tốc, tàu biển, máy bay kết nối các vùng miền khác nhau trong cả nước. Tiếp nối hội nghị này, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị công tác kinh tế trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm tốc

Nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm tốc

Trong bối cảnh Trung Quốc kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa, nhiều chuyên gia kỳ vọng hội nghị trung ương lần này đưa ra những quyết sách có thể thuyết phục thế giới rằng năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tươi sáng hơn.

Nhưng tương lai có thật tươi sáng?

40 năm sau đổi mới, đối với các vấn đề ở Trung Quốc, cách giải quyết của chính phủ nước này luôn theo sát với những diễn biến mới nhất. Trung Quốc đang dần dần khuyến khích xây dựng một hệ thống tài chính mà ở đó việc định giá cho vay phải đi liền với các rủi ro của người đi vay.

Các cơ quan chức năng địa phương cũng như trung ương đã luôn hỗ trợ, hoặc thúc giục các chủ nợ phải ra sức giúp đỡ các công ty đang gặp khó khăn vì nếu họ phá sản sẽ gây hậu quả nghiêm trọng lên tình hình thất nghiệp cũng như sự ổn định xã hội.

Luật phá sản Trung Quốc đã được thông qua hơn một thập kỷ, cho dù khái niệm vỡ nợ trái phiếu trong thời kỳ hiện đại mới chỉ bắt đầu diễn ra từ năm 2014. Trong năm nay, những nhà phát hành đã nợ thanh toán số tiền trái phiếu địa phương kỷ lục lên đến 130 tỷ CNY, thêm vào đó là sự cần thiết có một cơ chế giải quyết rõ ràng.

Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, trong một thông báo hồi đầu tháng 11, đã khuyến khích chính quyền các địa phương cũng như tòa án chủ động phối hợp và trợ giúp chấp thuận các trường hợp xin phá sản. Trường hợp xấu nhất là có thể giúp đóng cửa những bộ phận sản xuất kinh, kinh doanh kém hiệu quả của nền công nghiệp Trung Quốc, thông qua đó giúp tăng năng suất cũng như giá trị sản phẩm.

“Việc áp dụng quá trình giải quyết phá sản là một phương pháp hữu hiệu để giúp những đơn vị, cá nhân nắm giữ trái phiếu có thể bảo vệ được quyền lợi của họ, cho dù quá trình này rất tốn thời gian cũng như khả năng phục hồi không được đảm bảo trước”, Sun Chao, phó giám đốc mảng đầu tư sinh lời cố định thuộc công ty chứng khoán Trường Giang, Thượng Hải, cho biết.

Trái phiếu chính phủ Mỹ trong tay Trung Quốc mất giá trị

Trong một diễn biến liên quan, giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ được Trung Quốc nắm giữ giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi khi mà dự trữ ngoại tệ của nước này giảm, đồng CNY suy yếu xuống gần sát ngưỡng quan trọng. 

Tổng giá trị nắm giữ hối phiếu, tín phiếu và trái phiếu Mỹ của Trung Quốc giảm tháng thứ 5 liên tiếp xuống mức 1,14 nghìn tỷ USD tính đến cuối tháng 10/2018 từ mức 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 9/2018, theo số liệu mới được Bộ Tài chính Mỹ công bố. 

Giá trị nắm giữ các loại tài sản do Bộ Tài chính Mỹ phát hành của Trung Quốc như vậy ở mức thấp nhất tính từ tháng 5/2017. 

Trung Quốc hiện vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, sau đó đến Nhật, giá trị nắm giữ hối phiếu, tín phiếu và trái phiếu Mỹ của Nhật giảm 9,5 tỷ USD xuống 1,02 nghìn tỷ USD.

Những lo lắng ngày một lớn dần về xung đột thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã khiến cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường tài chính Trung Quốc không khỏi băn khoăn, yếu tố tâm lý này đã gây ra thêm áp lực lên thị trường chứng khoán và đồng nhân dân tệ. 

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc rớt xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ, gần sát mức 7 nhân dân tệ/USD từng được thiết lập cuối tháng 10/2018. Từ đó đến nay, đồng nhân dân tệ đã tăng giá hơn 1% khi nhà đầu tư lạc quan về khả năng Mỹ và Trung Quốc có thể dàn xếp được đối đầu thương mại.

Trong tháng 10/2018, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm sâu nhất trong 2 năm, dự trữ ngoại hối Trung Quốc giảm 1,1% xuống 3,05 nghìn tỷ USD.

Và mèo nào sẽ cắn mỉu nào, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ ở đâu trong cuộc chiến vòng tròn: Kỳ hạn 1/3/2019 với mốc thuế quan mới - Giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ? Có lẽ, cuộc cân não Mỹ - Trung sẽ còn dai dẳng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Trung Quốc ra sao sau 40 năm mở cửa? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714156733 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714156733 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10