Đầu tư từ khu vực tư nhân mới chỉ chiếm 40% tổng tài chính cho phát triển và tỷ lệ đầu tư tư nhân trên đầu người của Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thấp nhất ở khu vực ASEAN.
Chính vì vậy, gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là những ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính cho việc thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
“Sao đổi ngôi”
Mới đây, lãnh đạo một doanh nghiệp tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sắt thép chia sẻ rằng: Nhiều khả năng chúng tôi sẽ không tham gia “giải cứu” dự án thép do nhà nước đầu tư đang phải đắp chiếu trên địa bàn tỉnh nữa. Bởi, thời gian đàm phần quá dài và vì rất nhiều lý do khác nhau đã mất đi cơ hội của doanh nghiệp. Đáng lẽ theo kế hoạch, hiện tại dự án đã phải vận hành. Doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị hàng nghìn tỷ đồng để “bơm” vào dự án. Trong khi đó, nếu tiếp tục duy trì tình trạng hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa dự án khó có cơ hội được phục hồi.
Nguồn lực có, nhu cầu đầu tư là có thật và việc tham gia “giải cứu” dự án thép của doanh nghiệp tư nhân trên là giải pháp nhất cử lưỡng tiện. Vừa huy động được nguồn lực từ khu vực tư nhân, vừa bảo toàn được phần vốn nhà nước. Câu chuyện trên có lẽ không phải là cá biệt.
Thực tế cho thấy, đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước tăng gấp đôi vào năm 2015 so với năm 2002, song chỉ chiếm 40% tổng tài chính cho phát triển và tỷ lệ đầu tư tư nhân trên đầu người của Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thấp nhất ở khu vực ASEAN.
Khuyến nghị chính của Báo cáo “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam” được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) công bố mới đây nhấn mạnh: Trong thời gian tới, gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là những ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính cho việc thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Có thể bạn quan tâm
05:06, 08/09/2018
11:00, 10/08/2018
05:12, 12/07/2018
17:56, 10/07/2018
15:29, 10/07/2018
14:53, 10/07/2018
14:29, 10/07/2018
13:25, 10/07/2018
11:31, 10/07/2018
10:20, 09/07/2018
01:00, 09/07/2018
Phối hợp hiệu quả các nguồn lực
Ông Alatabani, chuyên gia trưởng thị trường Tài chính Việt Nam của Ngân hàng Thế giới cho biết, nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ USD nằm trong dân mà chưa được huy động hết, đây là tiềm năng lớn. Còn theo một số thống kê, hiện có khoảng 500 tấn vàng trong dân. Thậm chí đã có những đề xuất xây dựng đề án huy động vàng trong dân để phát triển kinh tế xã hội.
Những con số trên cho thấy, nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân còn rất lớn đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (tháng 6-2017) đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đạt khoảng 50% GDP (năm 2020), khoảng 55% GDP (năm 2025) và 60 - 65% GDP (năm 2030).
Ông Haoliang Xu, Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Giám đốc UNDP Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương lưu ý: Tỷ lệ đầu tư tư nhân trên đầu người của Việt Nam là 490 USD so với mức trung bình của các nước ASEAN là 690 USD, nằm trong nhóm thấp nhất ở khu vực ASEAN. Vì vậy, Việt Nam cần sớm thực hiện một số biện pháp, bao gồm khuyến khích tăng đầu tư tư nhân trong nước; đầu tư công tập trung và huy động đầu tư tư nhân; thu hút những dự án FDI liên kết công ty trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh thu thuế, quản lý tài sản công và áp dụng thuế tài sản và thuế môi trường; và xây dựng khuôn khổ tài chính phối hợp cho việc thực hiện SDG.
Vai trò của kinh tế tư nhân đã thay đổi, vì vậy cần những chính sách thực thi hiệu quả, động lực mới để thúc đẩy huy động nguồn lực này.