Trung tâm tư vấn CEBR của Anh vừa đưa ra dự báo trong đó đánh giá nền kinh tế của Việt Nam đang đứng trước viễn cảnh rất khả quan trong 15 năm tới.
>>Dự cảm kinh tế Việt Nam 2024: Nhà đầu tư ngoại lạc quan
Hiện Việt Nam đang đứng vị trí 34 trên Bảng Liên minh Kinh tế Thế giới (WELT). CEBR dự báo năm 2024 Việt Nam sẽ tăng 1 hạng lên thứ 33. Sau đó sẽ tiếp tục tăng nhanh lên vị trí 24 vào năm 2033 trước khi trở thành nền kinh tế thứ 21 thế giới vào năm 2038.
Theo đánh giá của CEBR, với ưu thế dân số hiện có, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Với dân số đông và còn tương đối trẻ, CEBR cũng nhận định Việt Nam có cơ hội vượt qua gần hết các quốc gia đi trước hiện nay trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, để đến 2038 chỉ đứng sau Indonesia, trong Top 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Cùng với Việt Nam, Philippines cũng là nước có sức tăng trưởng đáng nể và có thể đạt vị trí 23 vào năm 2038.
CERB cũng đánh giá Việt Nam và Philippines là minh họa nổi bật cho nhóm những quốc gia được mong chờ sẽ cải thiện thứ hạng nhờ định vị lại vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, áp dụng cải cách nội bộ, tăng năng suất của lực lượng lao động, những điều có thể đạt được qua cách tích lũy hiệu quả vốn công và tư.
Theo CERB, cả hai nước đều đã thể hiện sự tiến bộ đáng kể và được trông đợi sẽ leo thêm 10 và 13 bậc vào năm 2038, có cơ hội lọt vào nhóm 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Được biết, nhận định của CEBR đề cập tỷ trọng nền kinh tế, chứ không đề cập đến thu nhập bình quân trong một nước, phân chia giàu nghèo hay các vấn đề khác.
>>Dự cảm kinh tế Việt Nam 2024: Nhu cầu hàng hóa toàn cầu sẽ khởi sắc
Năm 2023, kinh tế Thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát toàn cầu tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao. Theo đó, thương mại, tiêu dùng và đầu tư suy giảm, kéo theo hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng…
Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu của khu vực và Thế giới. Trên thực tế, nhiều quốc gia (trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam) tăng trưởng chậm lại, nợ công tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tổng cầu thế giới ghi nhận sự suy giảm và tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được các tổ chức quốc tế điều chỉnh so với dự báo trước đây nhưng hầu hết các dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022.
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 12 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2023 của các quốc gia Indonesia, Philipine và Singapore lần lượt đạt 5,0%, 5,7%, và 1,0% (như dự báo trong tháng 9). Bên cạnh đó, tăng trưởng của Malaysia dự báo đạt 4,2%, điều chỉnh giảm 0,3 điểm phầm trăm. Thái Lan đạt 2,5%, điều chỉnh giảm 1,0 điểm phần trăm. Trong khi đó, ADB dự báo Việt Nam đạt mức tăng 5,2% năm 2023 do tăng cường đầu tư công và thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 01/01/2024
03:30, 31/12/2023
12:30, 25/12/2023
04:30, 25/12/2023
04:30, 09/12/2023
01:00, 01/12/2023
09:30, 25/11/2023
03:10, 19/11/2023
00:10, 12/11/2023