"Mỏ neo" hiếm hoi sót lại của kinh tế Trung Quốc

Cẩm Anh 02/04/2019 06:00

Hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc cho thấy sự phục hồi nhẹ đáng ngạc nhiên vào tháng trước. Đây được cho là một dấu hiệu kích thích động cơ cho sự tăng trưởng kinh tế châu Á

Sự tăng trưởng nhẹ trong hoạt động của các nhà máy Trung Quốc đã đem lại nhiều triển vọng lạc quan

Sự tăng trưởng nhẹ trong hoạt động của các nhà máy Trung Quốc đã đem lại nhiều triển vọng lạc quan

Hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng Ba bất ngờ tăng lần đầu tiên trong bốn tháng. Các nhà máy của Trung Quốc đang nhận đơn đặt hàng mới và thuê thêm nhân công. Tất cả số lượng các đơn hàng mới và số lượng đơn hàng xuất khẩu, chỉ số phát đi dấu hiệu về tình hình ngành sản xuất trong tương lai đều tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI trong tháng đã tăng lên 50,5 điểm so với 49,2 điểm trong tháng Hai. Một cuộc khảo sát riêng về hoạt động sản xuất trong nước của tập đoàn truyền thông Caixin và công ty nghiên cứu Markit vừa được công bố cũng cho thấy những tín hiệu tích cực. 

Tin này có thể coi như tin tốt đối với nhà đầu tư toàn cầu bởi cho đến nay việc nhu cầu tại Trung Quốc đi xuống đã gây ra nhiều sức ép lên nhiều ngành sản xuất như ngành sản xuất ôtô hay hàng gia dụng. 

"Dữ liệu PMI đang cho thấy rằng các biện pháp kích thích nền kinh tế đã được chính quyền Trung Quốc áp dụng từ giữa năm ngoái cuối cùng đã bắt đầu có tác động", chuyên gia Khoon Goh, người đứng đầu nghiên cứu châu Á tại Ngân hàng ANZ nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng trưởng toàn cầu: Châu Á "góp" một nửa!

    06:00, 29/03/2019

  • Ông Tập thăm châu Âu và lối đi mới của BRI

    11:30, 21/03/2019

  • Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới đẩy mạnh áp dụng đấu thầu qua mạng

    10:43, 08/03/2019

  • Startup Việt ELSA sử dụng trí tuệ nhân tạo lên kế hoạch khai phá thị trường mới Châu Á

    07:35, 28/02/2019

Nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì sẽ đánh dấu bước ngoặt cho các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sau hàng loạt biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ, bao gồm năm lần cắt giảm tỷ lệ yêu cầu dự trữ ngân hàng trong năm qua. 

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng trong hoạt động của các nhà máy Trung Quốc đã có tác động nhất định đến khu vực Đông Nam Á, nơi có sáu nền kinh tế coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ sau khi việc sản xuất giảm nhẹ trong đầu năm 2019.

Indonesia cải thiện chỉ số PMI từ 50,1 điểm lên 51,2 điểm vào tháng Ba; Thái Lan cũng có sự phục hồi tích cực ở mức 50,3. Trong khi đó, chỉ số PMI của Việt Nam, Malaysia và Philippines tăng chậm hơn.

Có thể thấy, các số liệu kinh tế mới nhất chỉ ra rằng sự tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng tới vì những tác động của các biện pháp kích thích. Đây là một chỉ số quan trọng về "sức khỏe" của nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù vẫn ở mức thấp nhưng các kết quả trên vẫn cho thấy sự lạc quan đang quay trở lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để nói liệu bức tranh kinh tế của Trung Quốc có được cải thiện hay không.

"Đây mới chỉ là kết quả một tháng. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng tăng trưởng có thể suy yếu trở lại trong thời gian tới", Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cấp cao tại công ty nghiên cứu Capital econom cho biết.

Có thể thấy, tăng trưởng của Trung Quốc đã mất đà sau những nỗ lực của chính phủ nhằm trấn áp hoạt động cho vay rủi ro đã dẫn đến tình trạng bỏ "đói" nhiều công ty về số tiền họ cần để mở rộng hoạt động. 

Bên cạnh đó, cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc làm tổn thương đến cả các công ty nhỏ trong chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất Trung Quốc đến các tập đoàn công nghệ toàn cầu như Apple đã thu nhỏ quy mô hoạt động và làm các nhà đầu tư có xu hướng tháo chạy khỏi thị trường này.

Tuy nhiên khi mà các biện pháp thuế quan với hàng Trung Quốc vẫn được duy trì, bất ổn xung quanh việc liệu thỏa thuận với Mỹ có được ký kết, tiêu dùng nội địa chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi, con đường phục hồi thực sự của kinh tế Trung Quốc còn nhiều chông gai.

Các nhà đầu tư bây giờ sẽ tập trung vào giai đoạn đàm phán thương mại tiếp theo giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, dự kiến diễn ra tại Washington trong tuần này. Tùy thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán thương mại, một thỏa thuận thương mại giữa hai nước có thể vực dậy năng lực sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Mỏ neo" hiếm hoi sót lại của kinh tế Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO