Lai Châu: Nhiều dư địa phát triển ngành nông nghiệp

Dương Thành 01/08/2019 16:00

Với quỹ đất còn rất lớn, đây chính là lợi thế để Lai Châu phát triển nông nghiệp. Theo đó, tỉnh cần đẩy mạnh trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, phục vụ xuất khẩu đem lại giá trị cao.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: "Lai Châu quỹ đất còn rất lớn và đây chính là lợi thế để phát triển nông nghiệp, trong thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh trồng rừng để tương lai có lượng gỗ lớn, biến tỉnh và vùng thành trung tâm công nghiệp về gỗ và chế biến gỗ, phục vụ xuất khẩu nhằm đem lại giá trị gia tăng cao hơn".

Lai Châu hiện có hơn 2.000 ha cây mắc ca được trồng chủ yếu xen với cây chè hoặc người dân góp đất với doanh nghiệp để trồng

UBND tỉnh Lai Châu xác định cây mắc ca sẽ trở thành cây trồng chủ lực, xóa đói giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Tăng tính liên kết vùng

Tỉnh Lai Châu định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, tỉnh có những chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn và các hoạt động xúc tiến thương mại, các hàng hóa đặc thù, chủ lực của tỉnh. 

Bên cạnh đó, cần tiếp tục củng cố phát triển kinh tế hộ, những nơi có điều kiện hỗ trợ bà con tham gia sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thành lập các hợp tác xã, giai đoạn đầu đẩy mạnh vai trò lãnh đạo các cấp, trách nhiệm các sở ngành nghiên cứu hỗ trợ nhân dân cách thức sản xuất, đầu ra sản phẩm và liên kết với các địa phương khác.

“Phải nghiên cứu cơ chế liên kết vùng với các địa phương lân cận trong trồng các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với các mùa trong năm để tạo vùng nguyên liệu lớn, thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất chế biến các sản phẩm nông nghiệp”, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

"Phát triển kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là khai thác quỹ đất còn trống để trồng rừng và phát triển gỗ, cần nghiên cứu tái trồng các loại cây gỗ quý nổi tiếng truyền thống trước đây. Ông cũng lưu ý, tỉnh cần đánh giá lại diện tích trồng cao su hiện nay xem chỗ nào cần duy trì, chỗ nào cần thiết chuyển hướng trồng các cây khác có giá trị cao hơn", ông Bình nói.

Ngoài ra, Lai Châu cần tập trung vào trồng một số loại cây ăn quả, dược liệu phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương để phát triển kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo cơ sở thu hút các doanh nghiệp quan tâm đầu tư.

Ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản trong năm 2019 đạt tốc độ tăng trưởng cao để tạo tiền đề cho năm 2020. Đồng thời, giữ vững an ninh lương thực, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, tăng cường thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Ngoài ra, “tạo điều kiện tối đa cho nông dân phát triển kinh tế, có tích lũy để tái sản xuất mở rộng và đầu tư phát triển, chủ động phát huy hiệu quả nguồn lực tại chỗ, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, ông Um chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Chè Lai Châu:p/“Ngậm đắng” vì... dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

    Doanh nghiệp Chè Lai Châu: “Ngậm đắng” vì... dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

    16:42, 31/07/2019

  • Doanh nghiệp chè Lai Châu “đau đầu” vì tranh mua nguyên liệu

    Doanh nghiệp chè Lai Châu “đau đầu” vì tranh mua nguyên liệu

    06:08, 27/07/2019

  • Ông Hà Trọng Hải trúng cử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu

    Ông Hà Trọng Hải trúng cử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu

    17:00, 22/07/2019

  • Lai Châu: Cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch

    Lai Châu: Cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch

    00:01, 28/05/2019

Với vai trò là trụ đỡ nền kinh tế, ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đã tạo ra những bước phát triển mới, từng bước thay đổi hình thức sản xuất, chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

Giải pháp đồng bộ

Theo ông Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu: "Kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GRDP bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng, tăng 12,7 lần so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,75%/năm, sản lượng lương thực tăng nhanh, cơ bản đảm bảo an ninh lương thực, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các cây công nghiệp có lợi thế phát triển mạnh".

Tỉnh Lai Châu đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân, doanh nghiệp, xây dựng và hoàn thành các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, tăng cường tiếp xúc, làm việc với nhiều nhà đầu tư như, Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam, Hiệp hội Kinh tế - Văn hóa Hàn Quốc, Tập đoàn FLC, Quế Lâm, Công ty Mitsubishi, Công ty Nafood Tây Bắc, Hiệp hội Mắc ca Lai Châu. Cấp chủ trương đầu tư cho 15 dự án với vốn đăng ký 5.210 tỷ đồng, tăng 3 dự án so với cùng kỳ năm 2018. Thực hiện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 13 dự án.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương tập trung thực hiện chuyển đổi gần 1.000 ha ngô, lúa nương sang các loại cây có giá trị kinh tế cao như, chuối, chè, quế, mắc ca, sa nhân, nghệ,…

Rà soát, xây dựng chính sách, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Mới đây, UBND Tỉnh và Hiệp hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc, Công ty TNHH Phú Thái Holdings (Hà Nội) ký nội dung hợp tác triển khai dự án sâm trên địa bàn tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng kém hiệu quả để phát triển dược liệu tập trung hàng hóa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lai Châu: Nhiều dư địa phát triển ngành nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO