Khoảng 600 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Israel đang điều chỉnh các giải pháp của họ cho phù hợp với điều kiện đầu tư ở ngoài nước, trong đó có Việt Nam.
Israel được biết đến là quốc gia hàng đầu thế giới về nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, công nghệ Israel chính là “mảnh ghép” hoàn hảo giúp ngành nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam bứt tốc.
Nói đến Israel là nói đến công nghệ nông nghiệp, họ dẫn đầu thế giới về công nghệ quản lý nguồn nước trong nông nghiệp. Kết quả là Israel có thể sản xuất 300 tấn cà chua/ha, cao gấp 6 lần trung bình thế giới.
Đặc biệt, Israel đã tạo ra giống khoai tây trồng trên sa mạc, tưới nước mặn; nuôi cá trên sa mạc, trồng hoa màu trong nhà kính, đang được xuất khẩu đến 100 quốc gia.
Đồng thời, công nghệ sau thu hoạch của quốc gia này cũng đạt đến đỉnh cao, mức độ hao hụt chỉ là 0,5% đối với tinh chế các loại hạt, thấp hơn 40 lần so với mặt bằng chung thế giới.
Đầu mối là Bộ Nông nghiệp Israel, tập trung vào 7 nhiệm vụ chính: Đào tạo kỹ năng, bảo vệ nguồn đất, cung cấp thông tin chiến lược, dịch vụ thú y, bảo hiểm vật nuôi, kiểm soát bảo vệ thực vật và khuyến khích vốn đầu tư vào nông nghiệp.
Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn nước dồi dào. Tuy nhiên, đất nông nghiệp vẫn chưa được sử dụng hiệu quả do thiếu khoa học công nghệ cao, chưa có quy hoạch phù hợp và các sản phẩm có giá trị cao.
Trong khi đó, Israel có đầy đủ những thứ mà Việt Nam cần và ngược lại. Sự có mặt của các doanh nghiệp Israel là rất cần thiết trong bối cảnh các lợi thế truyền thống đã khai thác gần hết; quỹ đất cằn cỗi, thiếu chiến lược bài bản.
Vì vậy, cần đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp nông nghiệp Israel vào Việt Nam với tư cách là một hệ sinh thái để xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Điều kiện Việt Nam và công nghệ Israel là hai mảnh ghép hoàn hảo.
Ngay cả nền kinh tế phi nông nghiệp như Singapore cũng đã nhanh chóng hợp tác với Israel xây dựng Quỹ Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp, sẵn sàng chi hàng triệu USD cho các dự án tiềm năng. Đặc biệt, Netafim- nhà cung cấp công nghệ tưới tiêu hàng đầu Israel đang chào bán thiết bị của mình cho một số quốc gia ở Đông Nam Á, như Philippines, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Indonesia…
Tuy nhiên, hợp tác và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp từ Israel là chưa đủ. Nhiều chuyên gia cho rằng, để đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp cần vốn, đất, nhưng cần nhất vẫn là cơ chế. Đó là tích tụ và tập trung ruộng đất để thu hút các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân; nới “room” tín dụng cho nông nghiệp và thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro để doanh nghiệp an tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: "Chuyển nông nghiệp sản lượng cao sang nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái"
21:08, 31/05/2021
“Cánh cửa hẹp” với nông nghiệp công nghệ cao
11:00, 25/03/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bình Phước phấn đấu trở thành địa phương đi đầu về phát triển nông nghiệp công nghệ cao
20:15, 27/01/2021
CEO Nguyễn Thị Bảo Hiền: "Dù khó khăn tôi vẫn chọn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao"
16:24, 17/12/2020
Nông nghiệp công nghệ cao nuôi khát vọng cho startup nông nghiệp
02:39, 14/12/2020
DOANH NHÂN - DOANH NGHIỆP TUẦN TỪ 30/11 - 5/12: Xóa điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
11:00, 06/12/2020