Làm cao tốc Bắc-Nam: Tư nhân làm chỉ mất 10 năm

Huyền Trang 02/05/2019 20:12

Nhiều chuyên gia khẳng định, đang có sự chuyển biến rõ rệt trong khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, quá trình đầu tư của doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Chiều 2/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019.

Diễn đàn quan trọng này có chủ đề "Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị TW 5 khoá XII và Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ". Diễn đàn do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng: Phải tạo môi trường bình đẳng cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển

    19:56, 02/05/2019

  • Chính phủ sẽ có những chính sách tốt để thu hút các nhà đầu tư thiên thần

    19:32, 02/05/2019

  • Thời đại số mang lại cho nữ doanh nhân cơ hội và sức mạnh mới

    17:01, 02/05/2019

  • VinFast đề xuất 5 giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

    16:23, 02/05/2019

Còn tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh”

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết, doanh nghiệp tư nhân ghi nhận dấu ấn chuyển mình rõ nét về Chính phủ điện tử, môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục, chi phí… Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng đầu tư trên trải thảm dưới rải đinh.

“Doanh nghiệp tư nhân muốn làm những cái lớn, cụ thể. Họ muốn làm sân bay Long Thành và đặc biệt đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Nếu được giao, họ cam kết sẽ không mất 30 năm mà đâu đó chỉ khoảng 10 năm. Đây là nỗ lực mà khối doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng nhận nhiệm vụ trước Chính phủ”, ông Bình nói.

Ông Nobufumi Miura, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản khẳng định, hiện tại thủ tục hành chính vẫn rườm rà, làm khó doanh nghiệp trong nước.

“Thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà, khó có thể dự kiến được lịch làm việc. Đây là yếu tố cản trở hoạt động đầu tư liên tục của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc lên kế hoạch kinh doanh.

Chúng tôi vẫn mong chính phủ Việt Nam đẩy nhanh tốc độ ra quyết định thông qua việc phân cấp quyền hạn và làm rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền", ông Nobufumi Miura nói.

Ông Nobufumi Miura, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản.

Ông Nobufumi Miura, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản.

Ngoài ra, ông Nobufumi Miura cũng cho rằng: "Xét trên quan điểm bảo vệ nhà đầu tư, khi thực thi quy định pháp luật và chính sách mới, chúng tôi mong Chính phủ Việt Nam sẽ có đầy đủ giải pháp trong giai đoạn chuyển đổi để không làm tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp".

Doanh nghiệp tư nhân mong được đối xử công bằng

Dẫn nguồn một khảo sát, bà Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietjet Air cho biết cứ 1% tăng trưởng của hàng không tương ứng với 0,4 - 0,5% tăng trưởng GDP. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, ngành hàng không đều tăng trưởng bình quân 14 -15%, tương ứng với mức tăng GDP 6,8-7% mỗi năm.

Năm 2018, Vietjet đóng góp vận chuyển hơn 23 triệu lượt khách trong số 49,3 triệu của toàn ngành; thực hiện 118.923 chuyến bay an toàn với 66 đường bay quốc tế tới Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia... Tổng doanh thu đạt 52.135 tỷ đồng.

"Chúng tôi tự hào là nhân tố thúc đẩy những đổi mới tích cực của ngành hàng không Việt Nam từ luật pháp chính sách, tới phương thức quản lý và kế hoạch liên tục mở rộng, nâng cấp xây mới các sân bay, phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ hàng không. Doanh nghiệp có ước vọng xây dựng Việt Nam trở thành một trung tâm dịch vụ hàng không của khu vực trong công tác dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng, đào tạo nhân lực chất lượng cao", đại diện Vietjet Air nhấn mạnh.

 bà Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietjet Air cho biết cứ 1% tăng trưởng của hàng không tương ứng với 0,4 - 0,5% tăng trưởng GDP.

Bà Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietjet Air cho biết cứ 1% tăng trưởng của hàng không tương ứng với 0,4 - 0,5% tăng trưởng GDP.

Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực hạ tầng hàng không, bà Hà đưa ra hai số kiến nghị:

Thứ nhất, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên tập trung xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng sân bay, nhà ga, tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực được tham gia, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng sân bay. Doanh nghiệp tư nhân đầu tư nhiều dự án không đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế. Ví dụ như đề xuất dự án nâng cấp sân bay Điện Biên, hãng tính phải 60-70 năm mới hoàn vốn nhưng dự án có ý nghĩa lịch sử, một địa danh gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ. Do đó hãng nhận thấy cần đầu tư thành điểm đến quốc tế mang tính lịch sử, một vùng kinh tế phát triển văn minh.

Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân mong được sự đối xử bình đẳng, công bằng của cơ quan quản lý và định hướng tuyên truyền khách quan, không để hình ảnh doanh nghiệp tư nhân bị bóp méo ảnh hưởng tới tinh thần khởi nghiệp của toàn xã hội, ý chí của những doanh nghiệp tiên phong.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính phủ chọn lọc và phát triển "sếu đầu đàn" trong kinh tế tư nhân

    20:30, 02/05/2019

  • Thời đại số mang lại cho nữ doanh nhân cơ hội và sức mạnh mới

    17:01, 02/05/2019

  • VinFast đề xuất 5 giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

    16:23, 02/05/2019

  • Thủ tướng khích lệ và trao cơ hội cho kinh tế tư nhân

    15:02, 02/05/2019

  • "Chìa khoá vàng" cho phát triển nông nghiệp

    14:13, 02/05/2019

  • Ứng xử với mô hình kinh doanh mới: Nên để thị trường lựa chọn

    12:16, 02/05/2019

  • Chủ động khai thác hiệu quả CPTPP để phát triển bứt phá

    12:00, 02/05/2019

  • Người nuôi tôm phải vay vốn "tín dụng đen" lãi suất 30 - 50%

    12:00, 02/05/2019

  • Khắc phục "điểm nghẽn" trong chuỗi liên kết ngành nông nghiệp

    11:00, 02/05/2019

  • Điểm yếu trong thực hiện kinh tế số là “triển khai nửa vời”

    10:47, 02/05/2019

  • Hàng nghìn doanh nghiệp "hiến kế" phát triển "bứt phá" kinh tế tư nhân

    06:58, 02/05/2019

Cần tạo nhiều cơ hội cho khu vực tư nhân phát triển thuận lợi hơn

Trước những khó khăn, vướng mắc của doanh doanh nghiệp, tại Diễn đàn hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ về chủ trương, quan điểm, định hướng lớn về phát triển kinh tế tư nhân, những quyết sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân góp phần phát triển kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tiềm năng thế mạnh lẫn điều kiện của kinh tế tư nhân còn nhiều ràng buộc. "Vì vậy, chúng ta cần tạo điều kiện không gian, nguồn lực, cơ hội cho khu vực tư nhân phát triển thuận lợi hơn", ông nói.

Thủ tướng dùng 10 từ cho khu vực này, đó là: Sự bình đẳng, được Bảo vệ, Khích lệ và Trao cơ hội cho kinh tế tư nhân.

Nói về bình đẳng, đó là kinh tế tư nhân bình đẳng trước pháp luật, trong cạnh tranh, phân bổ nguồn lực với các thành phần kinh tế khách, nhất là tiếp cận nguồn lực. Đặc biệt, cần giảm chồng chéo tầng lớp, tạo môi trường thông thoáng cho kinh tế tư nhân.

Khích lệ là được tôn vinh các dự án, ngược lại cần lên án đấu tranh các doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh.

Cuối cùng là trao cơ hội, đó là tạo cơ hội tiếp cận nguồn lực, cắt giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm... làm ra môi trường thông thoáng, minh bạch, thuận lợi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Làm cao tốc Bắc-Nam: Tư nhân làm chỉ mất 10 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO