Lạm dụng rượu bia - đừng “ngụy biện” là… “văn hóa”!

Vinh Đức 03/01/2020 12:52

Lần đầu tiên, Việt Nam có một đạo luật điều chỉnh hoàn chỉnh với phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang “ngụy biện” rằng… uống rượu bia là “văn hóa”.

rjdjdjdjdtrjdtjdjdt

Tết về, bên mỗi bếp lửa nhà sàn, cùng cạn chén rượu xuân, kể cho nhau nghe những câu chuyện về lao động sản xuất, đời sống gia đình… tình cảm gắn kết giữa cộng đồng làng bản thêm bền chặt, keo sơn (ảnh minh họa: Internet)

Từ văn hóa bị biến tướng…

Cuối năm 2018 tại Hà Nội diễn ra hội thảo “Xây dựng văn hóa uống lành mạnh, văn minh”,  với mục đích nhằm tìm ra gốc rễ vấn đề nhức nhối do lạm dụng đồ uống có cồn. Tại đây, nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích rằng, văn hoá uống rượu ở nước ta có từ lâu đời, hình ảnh “bầu rượu, túi thơ” đã đi vào các tác phẩm văn chương, âm nhạc. Do vậy, không thể nhìn rượu như thức uống thông thường mà cần hiểu nó chứa đựng trong đó là bề dày văn hóa, lễ nghĩa trong cuộc sống và giao tiếp.

Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ hôm nay (1-1-2020), hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm

Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ  1-1-2020 quy định: hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm (ảnh:T.T.D)

Nhắc về văn hóa uống rượu thì phải phải nói đến tục uống rượu của đồng bào các dân tộc miền núi. Đó vốn là nét văn hóa đặc trưng, mang đậm phong vị của đồng bào nơi đây, sống ở nơi thiên nhiên hoang sơ, có nhiều ngày thời tiết rét buốt, sương giá, bà con lấy chén rượu để xua tan bớt cái giá lạnh của thiên nhiên. Tết về, bên mỗi bếp lửa nhà sàn, cùng cạn chén rượu xuân, kể cho nhau nghe những câu chuyện về lao động sản xuất, đời sống gia đình… tình cảm gắn kết giữa cộng đồng làng bản thêm bền chặt, keo sơn.

Trong đời sống của người dân các địa phương hiện nay, có một số ít người hiểu sai về văn hóa uống rượu dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia, làm biến tướng nét đẹp văn hóa, gây nên những hậu quả, hệ lụy đáng tiếc từ việc “quá chén”.

Tửu lượng không phải mức thang đo đạo đức hay giá trị con người nhưng một số người, đặc biệt là giới trẻ đang gắng sức thể hiện mình thông qua việc ép nhau uống tới cùng. Điều đó không chỉ làm xấu đi nét đẹp văn hóa trong tục chúc rượu mà còn gây nên những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và làm suy giảm giá trị của con người. 

… đến nỗi lo thường trực!

Tết Nguyên đán Canh Tý đang cận kề, bên cạnh niềm vui chờ đón năm mới là nỗi lo thường trực về tai nạn giao thông (TNGT). Đáng lo ngại, khi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số nạn nhân TNGT là những người đã sử dụng đồ uống có cồn trước khi ngồi sau tay lái.

Dường như chính vì vậy nên khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực (từ ngày 1/1/2020)  đã được dư luận rất đồng tình, đặc biệt là việc nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia. Việc này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm tác hại do rượu bia gây ra. Trong đó là giảm tai nạn giao thông đối với người sau khi sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo thống kê của Cục CSGT, chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2019, có gần 84.000 trường hợp người điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, hơn 80.000 trường hợp là sử dụng xe máy. Cũng theo khảo sát của một đơn vị độc lập gần đây cho thấy, 86% số lái xe được hỏi thừa nhận đã từng điều khiển xe sau khi uống rượu bia (con số này vào dịp Tết hẳn còn cao hơn nhiều!). Điều đáng suy nghĩ là đã có hơn một phần ba số người tham gia khảo sát cho rằng, đó là hành vi có thể chấp nhận được. Họ “ngụy biện” rằng… đó là “văn hóa”!

dfasfafafafaf

Theo thống kê của Cục CSGT, chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2019, có gần 84.000 trường hợp người điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, hơn 80.000 trường hợp là sử dụng xe máy (ảnh minh họa: Internet)

Thách thức từ thực tiễn?

Trở lại câu chuyện Luật Phòng chống tác hại của rượu bia bắt đầu có hiệu lực, với hành trình 7 năm cho quá trình xây dựng và thông qua, luật này cũng đã từng được tiên đoán trong quá trình thực hiện sẽ gặp không ít thách thức.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ Cương từng chia sẻ: “Trong quá trình tôi đi tiếp xúc cử tri, từng có người băn khoăn rằng ở nông thôn không có các phương tiện công cộng, taxi cũng không sẵn nên người dân bắt buộc phải tự lái xe; trong khi đó, hiếu hỉ nào cũng có rượu, bia, vậy làm thế nào để thực hiện được đúng luật cấm tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông? Trước câu hỏi này chúng tôi không biết trả lời ra sao, cho thấy còn rất nhiều khó khăn để triển khai Luật trên thực tế”.

Có thể bạn quan tâm

  • Từ 1/1/2020, lái xe uống rượu bia bị phạt tới 40 triệu, tước giấy phép lái xe 2 năm

    Từ 1/1/2020, lái xe uống rượu bia bị phạt tới 40 triệu, tước giấy phép lái xe 2 năm

    21:15, 31/12/2019

  • Uống rượu bia lái xe sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng

    Uống rượu bia lái xe sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng

    07:22, 29/07/2019

  • Tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng đầu thế giới: Mừng hay lo?

    Tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng đầu thế giới: Mừng hay lo?

    04:00, 14/05/2019

  • Cấm bán rượu bia trên internet: Không khả thi

    Cấm bán rượu bia trên internet: Không khả thi

    06:16, 16/04/2019

  • TP HCM muốn tăng thuế rượu bia: Chuyên gia nói gì?

    TP HCM muốn tăng thuế rượu bia: Chuyên gia nói gì?

    10:36, 06/04/2019

Bên cạnh đó, một số quy định trong Luật cũng đang gây nhiều tranh cãi. Cụ thể như quy định cấm hoàn toàn người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở gây nhiều ý kiến băn khoăn về việc không sử dụng rượu bia nhưng ăn trái cây, uống đồ uống trái cây lên men cũng vẫn có cồn trong máu.

Chia sẻ về những thách thức khi Luật đi vào đời sống, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng:  Một trong những điểm thách thức lớn nhất chính là hành vi sử dụng rượu bia của người dân với tỷ lệ còn rất cao. Vì thế, ngoài những biện pháp để có thể triển khai luật hiệu quả với những chế tài mạnh, chúng ta phải truyền thông mạnh mẽ để người dân hiểu được, thay đổi hành vi.

Hiện nay, Việt Nam chưa có hạn chế điểm bán để hạn chế tính sẵn có của rượu bia. Theo Luật, các quy định về quảng cáo mới điều chỉnh ở mức độ nhất định nên việc tiếp cận rượu bia còn quá dễ dàng. Luật bỏ ngỏ quy định quảng cáo trên không gian mạng nên phần nào mất đi tính nghiêm minh của nó…

Nói gì thì nói, Luật đang bảo vệ chính chúng ta, vẫn biết để đi vào thực tiễn còn vướng mắc. Nhưng trước tiên, chúng ta phải thay đổi tư duy, hạn chế rượu bia, đừng “ngụy biện” đó là … “văn hóa”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lạm dụng rượu bia - đừng “ngụy biện” là… “văn hóa”!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO