TP HCM dự kiến sẽ mở lại một số hoạt động sau 30/9, trong có có việc đi lại của người dân. Tuy vậy, việc “mở cửa” trở lại cần đi đôi với các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn cho toàn dân.
Sau một thời gian chật vật ứng phó với COVID-19, TP HCM dự kiến sẽ nới lỏng một số hoạt động sau 30/9. Việc địa phương này cho một số hoạt dộng sản xuất, kinh doanh có thể xem như một tín hiệu đáng mừng trong công tác phòng, chống dịch.
Có thể, nhiều hoạt động sinh hoạt của người dân sẽ được “cởi trói”. Cùng song hành với phòng, chống dịch cũng sẽ là hoạt động khôi phục kinh tế cho toàn dân. Từ đó, nhân dân tại TP HCM sẽ từng bước quay lại với cuộc sống ngày thường sau một thời gian dài ở yên.
Một tín hiệu tốt, nhưng phải đi kèm với các biện pháp an toàn. Bởi lẽ, tâm lý người dân cũng sẽ thay đổi sau những quy định mới về phòng chống dịch. Nếu không làm chủ được tình hình, câu chuyện áp dụng “lệnh giới nghiêm” có thể sẽ lại tái diễn mang theo hàng loạt rắc rối.
Thời gian trước, đã có rất nhiều địa phương làm rất tốt công tác phòng chống, dịch dẫn đến kiểm soát được tình hình. Mọi hoạt động của người dân được khôi phục đã dẫn đến sự chủ quan trong sinh hoạt, sản xuất. Ngay sau đó, dịch bệnh bùng phát trở lại khiến các địa phương phải áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Cụ thể như Đà Nẵng, luôn là địa phương tiên phong trong việc áp dụng các quy định để lọc COVID-19. Tuy nhiên, sau khi địa phương áp dụng trạng thái bình thường mới lại phát hiện nhiều ca bệnh mới. Trong đó, có nhiều chuỗi lây nhiễm liên quan đến chợ dân sinh, cảng cá, khu công nghiệp,... Rồi từ đó, Đà Nẵng lại phải ráo riết chống dịch, thực hiện ngay phương án “ai ở đâu thì ở đó” để bóc tách hết COVID-19 trong cộng đồng.
Với bối cảnh hiện tại, việc diệt sạch virus là hoàn toàn không thể. Đặc biệt, các biến thể dịch lại thích ứng, thay đổi qua từng ngày. Chính vì thế, chúng ta đã đổi phương cham từ “dập dịch” sang “sống chung an toàn với dịch”.
Do đó, để thực hiện kế hoạch “mở cửa”, TP HCM cũng cần thiết lập một cơ chế chống dịch trong tình trạng mới. Các hoạt động của nhân dân cần được nới lỏng thật chặt, kèm với đó là các quy định mới đối với cộng đồng.
Nhiều hoạt động sinh hoạt của người dân sẽ được “cởi trói” sau ngày 30/9.
Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ vào ngày 27/9, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, địa phương này đã nghiên cứu rất kỹ dự thảo hướng dẫn “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19. Theo vị này, với tình hình TP HCM hiện nay thì việc thực hiện hướng dẫn trên là rất khó cho nên cần phải điều chỉnh một số chi tiết.
Có thể hiểu rằng, hiện nay chưa thể gọi rằng TP HCM đã kiểm soát được dịch bệnh. Cho nên các hoạt động tập trung đông người, trong không gian kín bắt buộc phải tiếp tục tạm ngừng. Đồng thời, toàn dân phải thực hiện việc khai báo trực tuyến thông qua các mã QR code.
Ngoài ra, hiện nay chúng ta vẫn đang tổng lực hỗ trợ các địa phương chống dịch. Tuy nhiên, các địa phương lại không thực hiện đồng bộ các quy định. Trên thực tế, nếu TP HCM “mở cửa” nhưng các tỉnh khác lại không thì cũng sẽ mang lại nhiều rắc rối.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định rằng, thời gian bỏ ra để cơ bản kiểm soát được dịch tại TP HCM là 4 tháng. Nếu không có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt của địa phương, không có sự chi viện của Trung ương, đặc biệt của quân đội, chắc chắn không thể có kết quả như vậy.
Vì thế, khi xác định phương án “mở cửa” cần phải ban hành kèm theo các quy định để toàn dân thực hiện. Đồng thời, cần trao đổi, thống nhất với các địa phương khác để tránh các vướng mắc không cần thiết. Trong đó, cần nhấn mạnh đối với nhân dân về việc “chỉ ra đường khi cần thiết”, nhất quyết xử lý các đơn vị vi phạm các quy định về phòng chống dịch.
Không bi quan, nhưng cũng không quá chủ quan, có như thế dịch bệnh mới sớm được kiểm soát. Những bài học đã có, kinh nghiệm cũng đã có, lãnh đạo địa phương cần quyết đoán để đảm bảo an toàn cho người dân khi áp dụng trạng thái mới.
Xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế trên cơ sở khoa học, thực tiễn Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, TP không thể thực hiện giãn cách nghiêm ngặt mãi được. TP mong muốn trở về trạng thái bình thường mới khi không thể quét sạch F0. “Sống trong điều kiện mới là điều kiện có dịch Covid-19, giống như sống chung với bão, với lũ thì cần phải đôn nhà lên, chuẩn bị ghe xuồng, áo phao… Đối với dịch thì phải cần có vaccine, thuốc, tâm thế, kiến thức, có điều kiện cần và đủ để trang bị cho từng người dân là chiến sĩ để tự chiến đấu, giữ khoảng cách, khuyến cáo người dân sống chậm lại và phải ý thức rằng lúc nào cũng có thể bị lây nhiễm” – ông Nên chia sẻ. Ông Nên cho rằng, ngoài thực hiện 5K, cần thực hiện thêm nội dung như môi trường thông thoáng, giữ gìn sức khỏe. Nếu như SARS-CoV-2 xâm nhập, lỡ bị nhiễm, người dân phải biết tự xét nghiệm, tự cách ly, tự điều trị và có sự hỗ trợ hệ thống y tế. “Bình thường mới trong điều kiện có dịch đòi hỏi trước hết là tâm thế, thói quen sống của từng người dân cực kỳ quan trọng” – ông Nguyễn Văn Nên khẳng định. Bên cạnh củng cố hệ thống y tế vững mạnh thì mới yên tâm sản xuất, kinh doanh bởi TP không thể lo chống dịch mà không sản xuất nên phải bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế. Tuy nhiên, muốn bảo vệ việc này thì phải thực hiện mục tiêu kép, sản xuất phải an toàn, đảm bảo mức độ có thể, chúng ta vẫn có thể thỉnh thoảng có xuất hiện các trường hợp F0, nhưng khi phát hiện F0 thì phải cách ly, điều trị. TP đang xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế trên cơ sở khoa học, thực tiễn và nghiên cứu các nước đi trước. Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, việc mở cửa nền kinh tế sẽ thực hiện từng bước chậm, chắc, mở tới đâu chắc tới đó. Bởi nếu không quản lý được thì sẽ lây nhiễm. Nếu để dịch bệnh trở lại như thời gian qua thì cực kỳ nguy hiểm, lúc đó TP sẽ không còn đủ sức để chống chọi với dịch bệnh nữa. Với đặc thù TP dịch vụ, việc đóng cửa dù ở mức nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến cả chuỗi cung ứng. |
Có thể bạn quan tâm
02:48, 30/09/2021
05:00, 29/09/2021
14:10, 28/09/2021
10:00, 27/09/2021
05:00, 27/09/2021
06:00, 24/09/2021
13:53, 21/09/2021
04:00, 20/09/2021
06:00, 18/09/2021