Đam mê nông nghiệp sạch, Nguyễn Đình Khánh ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam đã bỏ công việc của một kỹ sư công nghệ thông tin tại TP.HCM để về quê xây dựng mô hình trồng rau làm giàu.
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn rau hữu cơ của mình, anh cho biết đã tìm hiểu nhu cầu sử dụng rau sạch của người tiêu dùng trước khi đầu tư.
Từ nhỏ, Khánh đã đam mê trồng trọt và đến nay mới có dịp “thử thách” bản thân khi chọn nông nghiệp sạch. Mô hình rau hữu cơ được anh xây dựng từ tháng 6.2017 trên diện tích 25.000 m2. Để trang trại rau xanh tốt và đạt hiệu quả, anh đầu tư hệ thống tưới, lưới che, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ đúng chuẩn và áp dụng quy trình sinh học vào sản xuất.
Cử nhân toán lập hợp tác xã rau sạch Những ngày nghỉ cuối tuần, chàng kỹ sư công nghệ thông tin lại tìm đến một số cơ sở trồng rau mô lớn trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. Rau tại vườn anh “sạch” từ lúc gieo đến khi thu hoạch, do không sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học nào. Mỗi cọng rau đều được anh lựa chọn kỹ lượng, loại bỏ những sản phẩm bị úng, chất lượng kém trước khi xuất ra khỏi vườn nên nhiều khách hàng rất hài lòng. Mỗi đợt rau có thời gian từ 30 - 45 ngày, dài hơn so với rau truyền thống; bù lại, sản xuất theo phương pháp hữu cơ sẽ cho thu nhập cao gấp 2-3.
Với sự đầu tư và tính toán bài bản, mỗi tháng anh cung cấp ra thị trường 4 -5 tấn rau các loại (xà lách, cà rốt...), dành cho khách hàng lẻ và các siêu thị, quầy giới thiệu thực phẩm sạch. Với mức giá 50.000 - 60.000 đồng/kg tùy loại, mô hình rau sạch mang lại cho anh doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Kỹ sư Khánh đang đầu tư xây dựng một nhà sơ chế rau và còn dự tính đầu tư, mở rộng hệ thống nhà kính, xây dựng các khu nhà chòi tham quan, nghỉ dưỡng gắn trồng rau sạch với du lịch sinh thái làng quê. Hiện trang trại rau của anh giúp giải quyết cho 10 lao động thường xuyên tại địa phương.
Tựa bài do enternews đặt lại