Lạm phát y tế

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam ở vị trí cao nhất trong bảng tổng sắp về lạm phát y tế với chi phí chăm sóc y tế sẽ tăng đáng kể trong vòng ba năm tới.

Lạm phát y tế là một khái niệm mới mẻ mà bản thân tôi - một người đã từng được đào tạo và thực hành ít nhiều hoạch định tài chính cá nhân (personal financial planning) phải tìm hiểu thêm sau khi đọc mẩu tin liên quan đến một báo cáo mới đây về xu hướng chăm sóc sức khỏe châu Á của Aon, công ty tư vấn quốc tế cung cấp các dịch vụ tư vấn môi giới bảo hiểm và tư vấn quản lý.

Theo báo cáo này, Việt Nam ở vị trí cao nhất trong bảng tổng sắp về lạm phát y tế (medical inflation) với chi phí chăm sóc y tế sẽ tăng đáng kể trong vòng ba năm tới (xem bảng). Còn nhìn chung, tại Singapore và nhiều quốc gia châu Á thì chi phí nhập viện đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chi phí y tế. Như vậy, chi phí y tế tăng cao sẽ không chỉ là ưu tư cho nhiều người Việt Nam bấy lâu nay thường sang Singapore khám chữa bệnh mà còn cả với người dân trong nước hưởng đồng lương cố định và tốc độ tăng thu nhập thì chậm hơn tỷ lệ lạm phát nói chung.

 

Để chia sẻ về lạm phát y tế (LPYT), tôi xin được khởi đầu bằng phí tư vấn ở một phòng khám bệnh viện tư Singapore cách đây 10 năm mà tôi còn nhớ khi có dịp dẫn khách hàng hay đối tác đi khám chữa bệnh, mức phí lúc đó (năm 2008) là 80 đô la Singapore (SGD). Giả sử trong năm 2009, tiền thuê cơ sở vật chất, trả lương cho bác sĩ, y tá, nhân viên y tế tăng 2,5% thì phí tư vấn sẽ là 82 SGD. Mức tăng này có thể chẳng đáng là bao nhưng nếu bệnh nhân trong năm 2008 đi khám ba lần (80 SGD x 3 = 240 SGD) và năm 2009 đi khám bốn lần (82 SGD x 4 = 328 SGD) thì con số tăng thực tế là 88 SGD và LPYT thực tế không phải là 2,5% mà lên đến 36,7%! Đó là chưa kể đến chi phí thuốc men, công cụ hay thiết bị y tế dùng cho chẩn đoán hay phẫu thuật hoặc điều trị lâu dài.

Nhưng những phân tích nói trên là dựa vào giá cả dịch vụ y tế cách đây một thập kỷ. Hiện nay, chi phí tư vấn bác sĩ tại các phòng khám/bệnh viện tư tại Singapore dao động từ 120-200 SGD/lần. Cụ thể như tại bệnh viện Raffles Medical, phí tư vấn cho lần khám đầu tiên là 146 SGD, lần sau đó là 108 SGD và những lần tư vấn kéo dài thì tối thiểu từ 170 SGD. Theo các con số thống kê ước tính của Bộ Y tế Singapore (MOH), chi phí nằm viện với thuốc men và can thiệp bằng phẫu thuật cho một Bệnh nhân tại một bệnh viện tư trung bình không dưới 10.000 SGD và con số tối đa thì tùy vào hiện trạng bệnh tật và các dịch vụ chăm sóc khác nhau. Viện phí trong bệnh viện công có thể thấp hơn bệnh viện tư nhưng thành ngữ “chết còn rẻ hơn bị bệnh” (it is cheaper to die than to fall sick) vẫn luôn ám ảnh trong đầu người dân Singapore.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chi phí y tế gần như chắc chắn sẽ tăng lên và tốc độ nhanh hay chậm là tùy vào hiệu quả từ nỗ lực của chính phủ các nước. Tiến sĩ Joelle Fong của trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho rằng trước xu hướng LPYT, câu hỏi sống còn cho từng cá nhân là khả năng chi trả và người dân nên mua bảo hiểm y tế. Bà Fong khuyến cáo người dân Singapore nên định kỳ ba năm một lần xem lại các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm đã ký để đảm bảo duy trì phúc lợi y tế theo thời gian và tuổi tác khi tình huống cuộc sống và nhu cầu cá nhân có thể thay đổi.

Như vậy, một trong những giải pháp giúp đối đầu với nguy cơ LPYT là bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, khi “hữu sự”, các hãng bảo hiểm sẽ không trả hoàn toàn 100% mà người được bảo hiểm phải đóng góp một số tiền mà thuật ngữ chuyên ngành gọi là “đồng bảo hiểm” (co-insurance) hay “miễn thường có khấu trừ” (deductible). Cảnh báo của bà Fong đã khiến tôi có dịp xem lại mức phí bảo hiểm y tế hàng năm mà tôi vẫn thường “nhắm mắt” trả cho công ty bảo hiểm trong 10 năm qua. Quả thật bảo phí mà các thành viên trong gia đình tôi phải trả đã tăng vài chục phần trăm mà tôi không để ý.

Tỷ lệ LPYT là là một trong những thành tố quan trọng cho các hãng bảo hiểm điều chỉnh bảo phí chưa kể đến tuổi tác, lối sống, hành vi, môi trường sống và làm việc. Theo quan sát của các nhà nghiên cứu, nhìn chung LPYT cao gấp đôi tỷ lệ lạm phát thông thường và như vậy nếu lạm phát tăng từ 2-5,5% thì có nhiều khả năng bảo phí mà bạn phải trả sẽ tăng 4-11% hay thậm chí là 8-11%.

Theo thống kê chính thức của MOH, tỷ lệ LPYT trung bình hàng năm của Singapore từ năm 2011-2016 là 2,4%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước OECD là 1,6%. Tuy nhiên, nhờ có những biện pháp như chính sách hỗ trợ y tế cho người già, hỗ trợ viện phí và các cơ chế hỗ trợ sức khỏe cộng đồng nên LPYT thực tế giảm xuống còn 1,2% trong năm 2013-2016. Chi tiêu ngân sách dành cho y tế của Singapore đã tăng 60% từ 11,5 tỉ SGD lên đến 18,8 tỉ trong năm 2015 cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thuê thêm nhân viên. Xu hướng này là không thể tránh khỏi của Singapore với hiện trạng dân số già đi và chính vì lý do đó mà Singapore phải tìm mọi cách đổi mới hệ thống y tế và kêu gọi mọi thành phần xã hội tham gia vào việc giảm tốc độ gia tăng chi phí y tế

Người Singapore có lẽ sẽ càng ngủ ít và khó ngủ hơn sau khi đọc những thông tin về lạm phát y tế với những nỗi lo dai dẳng về áp lực sống còn của một quốc gia bé nhỏ không có tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe là nguồn lực quý giá nhất.

Theo giải trình của Bộ trưởng Y tế Gan Kim Yong trong một kỳ họp quốc hội Singapore vào đầu năm nay, MOH đã tiến hành ba chiến lược để thay đổi hệ thống chăm sóc y tế. Thứ nhất là phải có tầm nhìn xa và đầu tư vào tuyên truyền cổ động y tế, phòng bệnh và kiểm tra sức khỏe. Kế đó là giảm tải bệnh viện, đưa xuống các cơ sở y tế cộng đồng để người bệnh có thể được chăm sóc gần nơi cư trú. Và cuối cùng là sự phối hợp với khu vực tư nhân và các cơ sở y tế thiện nguyện cộng đồng, theo đó tăng cường tính hiệu quả của cả ngành y tế với sự lựa chọn tốt nhất cho người dân cùng những cơ chế tài chính không chỉ từ nguồn vốn ngân sách mà còn từ các nguồn lực đa dạng của các thành phần xã hội.

Theo ông Gan, cách tốt nhất để quản lý chi phí chăm sóc y tế là tất cả mọi người Singapore đều phải góp phần của mình vào chiến lược quốc gia nói trên bằng cách chăm lo sức khỏe bản thân, có một lối sống tích cực, lành mạnh. MOH sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này và hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân cùng các đối tác cộng đồng.

Để thực hiện được chiến lược nói trên, Singapore sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng thể dục thể thao (TDTT) phục vụ người dân. Cho đến nay, Singapore đã có 24 hồ bơi công cộng, 17 sân vận động, 16 khu thể thao trong nhà, bốn sân bóng đá mini, bốn trung tâm cầu lông, ba trung tâm khúc côn cầu, hai trung tâm bóng rổ, vô số tiện ích TDTT trong trường học, khu nhà ở tư nhân và những con đường dành cho người chạy bộ. Kể từ năm 1987, cứ năm năm một lần là Chính phủ Singapore tổ chức khảo sát về việc tham gia TDTT của công dân và thường trú nhân. Khảo sát gần đây nhất cho thấy có 42% người luyện tập TDTT ít nhất một tuần một lần. Tuy nhiên, theo một số khảo sát khác của các hãng bảo hiểm và cơ quan nghiên cứu, người Singapore vẫn ngủ ít hơn so với người dân các nước khác và số người bị chứng mất ngủ tại Singapore cũng khá cao.

Người Singapore có lẽ sẽ càng ngủ ít và khó ngủ hơn sau khi đọc những thông tin về LPYT với những nỗi lo dai dẳng về áp lực sống còn của một quốc gia bé nhỏ không có tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe là nguồn lực quý giá nhất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lạm phát y tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713529735 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713529735 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10