Phục hồi du lịch cần gắn liền với phục hồi và gìn giữ bản sắc văn hóa

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh bài toán về sự phục hồi, ngành du lịch đang phải đối mặt với nguy cơ mất dần đi giá trị văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nhận định: “Nhiều tín hiệu lạc quan cho thấy du lịch Việt Nam sẽ sớm hồi sinh. Tôi kỳ vọng trong thời gian tới, cùng những giải pháp chiến lược, các địa phương sẽ thiết lập được hành lang an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các thành phố du lịch trọng điểm sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng. Hoạt động du lịch sôi nổi ở hai cực sẽ lan tỏa tín hiệu vui, góp phần vào việc phục hồi thị trường trên cả nước.”

Quả thực, trong những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, ngành du lịch đã đón nhận sự bùng nổ du khách với khoảng 6,1 triệu lượt khách nội địa, trong đó có 3,2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch; tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng.

>> Du lịch khởi sắc trong năm 2022

Tuy nhiên, bên cạnh bài toán về sự phục hồi, ngành du lịch cũng đang phải đối mặt với sự phát triển “chóng mặt” và nguy cơ mất dần đi giá trị văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam.

Cụ thể, nhiều du khách phản ánh và bày tỏ sự thất vọng với các điểm du lịch tại Sapa với tình trạng bê tông hóa với khách sạn, nhà nghỉ mọc lên dày đặc,…Đặc biệt, tại Sapa hiện nay đang nổi lên trào lưu thuê đồ và chụp ảnh theo phong cách người Mông Cổ, Tây Tạng để check – in săn mây trên đèo Ô Quý Hồ, Rock Garden Homestay, Best View... Trào lưu chụp ảnh này rộ lên trong thời gian gần đây, khiến các cơ sở cho thuê trang phục, bối cảnh chụp ảnh mọc lên như nấm. Do nhu cầu tăng cao, trang phục cho thuê thường xuyên "cháy hàng" nên khách phải đặt từ rất sớm.

Du lịch Sapa, Đà Lat đang trở thành nỗi thất vọng với nhiều du khách.

Du lịch Sapa, Đà Lạt đang trở thành nỗi thất vọng với nhiều du khách.

Du khách chạy theo trào lưu

Theo các chuyên gia du lịch, du khách nườm nượp đến các địa điểm du lịch nổi tiếng dịp lễ Tết là đáng mừng bởi, nhờ đó, toàn bộ các hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các điểm vui chơi, khu giải trí hoạt động hết công suất. Đây cũng là một cách phát triển du lịch mang lại giá trị kinh tế nhờ khí hậu có sẵn kèm các trào lưu thời thượng, điểm du lịch phục vụ giới trẻ.

Chúng ta dễ dàng thấy rõ khách du lịch phần đông vẫn là một bộ phận giới trẻ đi du lịch tự phát, thích trải nghiệm những trào lưu mới nổi ở trên mạng. Nắm bắt được xu thế đó, các điểm du lịch như Đà Lạt và Sa Pa sẽ liên tục thay đổi để câu khách.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến lùm xùm xoay quanh bức tượng Elsa mới xây ở Sa Pa thuộc khu vực điểm du lịch Ansapa khiến dân mạng chỉ trích. Về thẩm mỹ, bức tượng không được đánh giá cao. Ngoài ra, nhiều người dùng mạng cũng tỏ ra chán nản trước việc những bức tượng kiểu này liên tục xuất hiện tại các điểm du lịch. Họ cho biết hình ảnh tượng Tây biến tướng không phù hợp với văn hóa Sa Pa.

Sapa là một mảnh đất du lịch nổi tiếng tại Việt Nam nhưng giờ đây, ấn tượng về Sapa đối với nhiều du khách chẳng khác nào một nồi lẩu thập cẩm, là một mảnh đất Tây Bắc mất dần chất riêng, mang cả thế giới về trưng bày một cách vô tội vạ, thiếu điểm nhấn và quy hoạch.

Tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều địa điểm du lịch khác và câu chuyện giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch vẫn đang là bài toán chưa có lời giải đáp.

>> Hà Nội sẵn sàng đón khách du lịch trong năm 2022

 ấn tượng về Sapa đối với nhiều du khách chẳng khác nào một nồi lẩu thập cẩm, là một mảnh đất Tây Bắc mất dần chất riêng.

Ấn tượng về Sapa đối với nhiều du khách chẳng khác nào một nồi lẩu thập cẩm, là một mảnh đất Tây Bắc mất dần chất riêng.

Phục hồi du lịch cần gắn liền với phục hồi và gìn giữ bản sắc văn hóa

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, PGS.TS Dương Văn Sáu - Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết: "Cùng với phục hồi du lịch, trước hết, cần phục hồi bản sắc văn hóa. Từ một sự việc của điểm du lịch Sapa, chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá mức độ của trào lưu này. Đây là một trào lưu ngắn hạn sẽ sớm bị thay thế hay trào lưu này sẽ tác động xấu tới hình ảnh và nét đẹp văn hóa của Sapa? Trả lời được câu hỏi này để có cách xử lý phù hợp và qua đó, các cơ quan có thẩm quyền cũng cần đánh giá nhìn nhận chung để có sự chuẩn hóa về mặt quản lý đối với mọi điểm du lịch trên toàn quốc."

Bên cạnh đó, PGS.TS Dương Văn Sáu cũng cho rằng, cần có giải pháp để khôi phục lại bản sắc văn hóa thông qua ứng xử của người dân bản địa. Bởi, hiện nay, sự bùng nổ của du lịch đã làm thay đổi rất nhiều đến cách sinh hoạt, cách sống của người dân bản địa và sự tăng trưởng về kinh tế đối với các điểm du lịch cần được kiểm soát để vừa phát triển bền vững vừa không làm mất đi các giá trị văn hóa bản sắc riêng.

"Sau thời gian dài ngủ đông với dịch bệnh, giờ đây, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước vô vàn thách thức. Để giải được bài toán phát triển bền vững mà vẫn giữ gìn được bản sắc riêng của từng vùng miền, ngành du lịch cần có sự chuẩn hóa chặt chẽ về mặt quản lý. Có như vậy, ngành du lịch Việt mới có thể phục hồi song hành với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đất nước ta, ngăn chặn được sự biến tướng và bùng nổ của kinh tế thị trường". - PGS.TS Dương Văn Sáu nhấn mạnh.

Theo đó, PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Văn hoá và tự nhiên là hồn cốt của các điểm đến du lịch. Du lịch phát triển quá nóng sẽ dẫn đến việc triệt tiêu bản sắc và đặc tính của điểm đến, làm cho điểm đến bị biến dạng và mất đi màu sắc riêng.”

“Để phát triển du lịch bền vững, cần chú trọng việc gìn giữ các giá trị bản sắc văn hóa của các điểm đến du lịch. Sapa có vô vàn những nét đẹp văn hóa riêng cần phát huy và gìn giữ. Để cân đối giữa phát triển du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa, vai trò định hướng của các cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, doanh nghiệp và người dân để bảo tồn gìn giữ các nét đẹp văn hóa du lịch này.” - PGS.TS Phạm Trương Hoàng nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi du lịch cần gắn liền với phục hồi và gìn giữ bản sắc văn hóa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713499835 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713499835 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10