Trong thời đại của internet, mạng xã hội, các thông tin thiếu kiểm chứng, tin giả có tốc độ lan truyền chóng mặt, thậm chí tạo tâm lý hoang mang cho người dân.
Hiện nay, dịch bệnh virus corona đang bùng phát trên quy mô toàn cầu với hàng chục nghìn người nhiễm bệnh. Chính bởi vậy, các thông tin liên quan đến virus này luôn được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhưng lợi dụng sự quan tâm của cộng đồng, một số đối tượng với nhiều mục đích khác nhau đã tung nhiều tin giả, bịa đặt, vô căn cứ lên các phương tiện truyền thông mạng xã hội gây hoang mang dư luận.
Để giúp độc giả xác định rõ hơn nội dung thật - giả cũng như biết được hậu quả của việc lan truyền tin giả, phóng viên báo DĐDN đã có buổi trao đổi với ôngNguyễn Đình Trung - Hãng tư vấn NDT & Partner / Digital Media
- Vậy theo ông, đâu là những dấu hiệu nhận biết tin giả và tin thật mà người dân nên chú ý quan tâm?
Khi một thông tin được đưa lên lan truyền trên mạng xã hội đặc biệt các tin đó mang tính cộng đồng như dịch virus corona đang bùng phát trên toàn cầu và đã xuất hiện các trường hợp mắc bệnh tại Việt Nam.
Vì vậy các thông tin càng đa chiều hơn dẫn đến các luồng thông tin được đăng tải góc nhìn khác nhau và không được kiểm chứng một cách chuyên môn, gây hoang mang cho người dân.
Chính bởi vậy nên điều quan trọng là người dân cần nhận biết được các thông tin tiếp nhận là thật hay giả.
Dấu hiệu nhận biết một tin giả hay không, mọi người có thể kiểm chứng bằng cách, đầu tiên cần phải nâng cao kỹ năng nhìn nhận vấn đề như tiếp nhận thông tin trên cáchãng thông tấn chính thống và thông tin khách quan. Thứ hai, nên cẩn trọng các nguồn tin không có đường link đích mà chỉ bài viết của Facebooker bất kỳ nào đó thì không nên vội tin đó là tin thật mà đó đơn thuần chỉ là góc nhìn của cá nhân .
Việc lan truyền thông tin giả sẽ đem lại lợi ích gì cho những người đăng? Tin giả sẽ tác động ra sao đến tâm lý người dân cũng như xã hội?
Việc người đăng tin chưa có kiểm chứng một cách khách quan họ đều có chủ đích cả.
Thứ nhất, thông tin nóng đi trước các hãng thông tấn sẽ tiếp cận độc giả nhanh hơn dẫn đến họ sẽ được cộng đồng mạng chú ý, lượng theo dõi tăng cao để nổi tiếng, sau đó việc bán hàng hay công việc kinh doanh sẽ được nhiều người biết hơn.
Ngoài ra một số giới nghệ sỹ người nổi tiếng sẵn tranh thủ các sự việc đang xảy ra đưa tin thiếu kiểm chứng nhằm mục đích tăng lượng tương tác trên các trang truyền thông của họ và hiệu ứng sau đó là báo chí lại tiếp tục đưa tin việc các nghệ sỹ đưa tin giả giúp sự nổi tiếng của họ càng lan rộng hơn.
Tin giả tác động rất lớn khi được tiếp tay bởi người nổi tiếng, có vị trí trong xã hội đưa tin việc lan toả tác động tâm lý hoang mang người dân cũng như xã hội.
Có thể bạn quan tâm
16:10, 02/02/2020
07:59, 31/01/2020
08:54, 08/11/2019
- Vậy theo ông đâu là cách giải quyết nhanh nhất nạn tin giả?
Việc các nguồn thông tin chính thống đưa ra luôn cần có thời gian kiểm chứng và thống kê chính xác dẫn đến có độ trễ nhất định, dẫn đến mất tính “nóng”, giảm sự quan tâm của độc giả so với các nội dung được các Facebooker, trang mạng xã hội đăng tải không qua kiểm chứng.
Tâm lý độc giả chỉ quan tâm các tin nóng và tính thời sự cao bất chấp không cần biết đó là fake news họ vẫn xem đọc do thói quen thời internet. Việc xử lý tin giả đó cần sự kết hợp các tổ chức và cơ quan nhà để tạo ra các công cụ rà soát thông tin và ra các quy định pháp luật mang tính răn đe người đưa tin giả.
- Quy định pháp luật xử phạt hành vi tung tin giả như thế nào thưa ông?
Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP vừa được ban hành, các tổ chức, cá nhân cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật… sẽ bị xử phạt nặng.
Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP “về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử” vừa được Chính phủ ban hành ngày 3/2/2020, thì hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống bị quy định mức phạt tiền 10 - 20 triệu đồng.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã quy định rõ hơn các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội so với Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Xin cảm ơn ông!