Làm thế nào xây dựng chuỗi cung ứng xanh tại các cơ sở lưu trú?

QUỲNH MAI 08/11/2022 03:00

Không dễ để có thể thúc đẩy ngay việc sử dụng các sản phẩm xanh trong du lịch nhưng con người đang thay đổi dần và khiến nó bắt đầu trở thành xu hướng tiêu dùng ngày nay.

Đây là nhận định chung của các diễn giả tham gia sự kiện triển lãm ECOnection với chủ đề “Chuỗi cung ứng xanh trong ngành du lịch” vừa được tổ chức tại Trường Đại học Hà Nội.

>>Du lịch bền vững phải từ nhân lực “xanh”

Các sản phẩm trưng bày trong triển lãm ECOnection

Các sản phẩm trưng bày trong triển lãm ECOnection

Không thể phủ nhận các hoạt động du lịch đóng góp rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên “ngành công nghiệp không khói” đang gây ra những “áp lực” lớn cho trái đất. Thực tế là khi có nhiều du khách đến thăm quan một địa điểm di sản sẽ làm gia tăng chất thải, khí thải, ùn tắc giao thông, làm hỏng di sản và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân địa phương quanh khu vực. Sản phẩm nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các cơ sở lưu trú là những chai nước suối bằng nhựa, những đồ ăn thực phẩm, các cốc đựng cafe,...được đóng dưới dạng hộp xốp, túi nilong, các cốc nhựa sử dụng một lần... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Khi lượng khách quá đông nhu cầu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến quá tải rác thải.

Để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực mà nền công nghiệp này đang gây ra cho môi trường xung quanh, phát triển chuỗi cung ứng xanh là một phần tất yếu song song với quá trình hình thành và phát triển của các sản phẩm du lịch.

Xu hướng tiêu dùng… xanh

Nhận xét về xu hướng phát triển của các sản phẩm Eco trong đời sống nói chung và trong ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn nói riêng, anh Anh Duy Tuấn đại diện công ty Ống hút hoa quả Ecos chia sẻ: “Đối với ngành nhà hàng khách sạn và dịch vụ du lịch lữ hành thì mọi người cũng dần chuyển sang xu hướng sử dụng những cái sản phẩm thân thiện với môi trường. Một phần là vì là một tín hiệu tốt tích cực cho nguồn tài nguyên của khu du lịch và từ đó kích thích làm cho cho bản thân doanh nghiệp xây dựng những hình ảnh đẹp hơn trong mắt khách du lịch và người tiêu dùng, đồng thời kích cầu thu hút khách du lịch đến với du lịch trong nước. Tính bền vững trong ngành du lịch là rất cần thiết để tạo sự tăng trưởng và làm hài lòng khách hàng. Cứ ba người khách hàng thì một người trong số họ ưu tiên và ưa thích sử dụng sản phẩm dịch vụ xanh trong ngành du lịch”.

Hình ảnh sự kiện triểm lãm ECOnection tại Hội trường lớn Trường Đại học Hà Nội

Hình ảnh sự kiện triểm lãm ECOnection tại Hội trường lớn Trường Đại học Hà Nội

Cơ sở lưu trú đóng một vai trò rất lớn đến xu hướng phát triển chuỗi cung ứng xanh và tạo dựng thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, nâng cao ý thức khách hàng trong các hoạt động du lịch. Là một người đã có nhiều năm làm trong ngành khách sạn du lịch, chị Đỗ Lan Hương quản lý thương mại điện tử của 2 khách sạn trong tập đoàn BBGroup - BB Hotel Sapa và BB Sapa Resort & Spa nhận xét: “Thật khó để có thể bao quát được toàn bộ việc sử dụng các sản phẩm xanh Eco trong khách sạn, nhưng mọi người đang thay đổi dần dần và đã trở thành xu hướng ngày nay. Ví dụ điển hình như ở Sapa Jade Hill và BB Sapa resort and spa, việc không sử dụng bàn chải bằng nhựa, những đồ chai nhựa mà thay thế bằng các bàn chải gỗ, chai thủy tinh có thể đổ đầy sau khi uống xong để tránh việc xả thải rác thải nhựa ra môi trường.

Cả hai khách sạn đều có bể bơi nước ấm ở trong nhà, như mọi người biết thì trước đây các bể bơi này thường được làm ấm bằng khí đốt, nhiên liệu. Việc đó rất ảnh hưởng đến môi trường. Hiện tại cả 2 khách sạn đang sử dụng hệ thống Heat Pump được tách nhiệt từ nhiệt độ ngoài trời để đưa vào làm nóng nước trong nhà, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.

Hay như ở Sapa jade Hill, thiết kế hoàn toàn là khu resort, sử dụng nhiên liệu tự nhiên như cọ, mái cọ, thân cọ để xây resort việc đó cũng đang thay thế cho việc sử dụng bê tông cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Xu hướng đó đang thu hút khách du lịch rất nhiều bởi vì khách đang ở khách sạn Building, việc mà đến với những khu resort rất mộc như thế sẽ thu hút khách hàng hơn rất nhiều”.

>>Liên kết vùng để phát triển du lịch bền vững

chị Đỗ Lan Hương quản lý thương mại điện tử của 2 khách sạn trong tập đoàn BBGroup - BB Hotel Sapa và BB Sapa Resort & Spa

Chị Đỗ Lan Hương quản lý thương mại điện tử của 2 khách sạn trong tập đoàn BBGroup - BB Hotel Sapa và BB Sapa Resort & Spa

Vẫn là bài toán khó

Lối sống xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng của toàn cầu. Mọi người đang dần thay đổi thói quen, hành động để góp phần bảo vệ môi trường hơn. Tuy nhiên việc áp dụng những sản phẩm, dịch vụ xanh vào du lịch một cách hoàn toàn cần nhiều thời gian và sự cố gắng của nhiều người. “Thực ra có rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng các sản phẩm ECO. Đây là xu hướng còn khá mới và cũng cần thời gian để mọi người thích nghi, ngay việc đào tạo nhân viên trong khách sạn, nhà hàng đã là một vấn đề khó khăn”, chị Hương chia sẻ thêm.

Khó khăn trong xây dựng đội ngũ nhân viên, quá trình đào tạo trong chính nội tại doanh nghiệp. Một trong những ví dụ thực tế là tại các khách sạn, đối với bộ phận đặt phòng thì trước đây nhân viên lễ tân sẽ có xu hướng in tất cả những booking đặt phòng của khách ra để kiểm tra các thông tin, tạo nhiều thuận lợi cho nhân viên bên đặt phòng. Nhưng khi mọi người cùng chung tay xây dựng xu hướng ECO, lễ tân sẽ phải vào trong hệ thống của khách sạn để check thông tin khách hàng, điều này sẽ rất hạn chế cho trong trường hợp mất điện, lỗi mạng, việc tra cứu thông tin sẽ chậm hơn, khách phải đợi lâu hơn.

>>Quảng Ninh phát triển du lịch bền vững cách nào?

Vấn đề về chi phí cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn sản phẩm của khách sạn, người tiêu dùng. Có thể thấy chi phí dùng một bàn chải gỗ, tre thay vì bàn chải đại chà như nhựa sẽ tăng khoảng từ 1.5 - 1.7 lần so với giá thành sản phẩm đại trà.
Việc sử dụng các chai thủy tinh, bình thủy tinh trong phòng cũng sẽ rất khó khăn với những gia đình có trẻ nhỏ, sẽ dễ đổ vỡ và không an toàn cho các bé, hoặc khách muốn đi bộ thư giãn họ cũng sẽ ngại khi mang theo những bình thủy tinh vì khá là nặng.

“Rất nhiều khách hàng đã từ chối việc cầm chai thủy tinh đi và mang nước đi, họ vẫn muốn mua chai nước nhựa và để cầm đi theo”. Bên cạnh những công năng của hệ thống heat pump, vẫn tồn tại một nhược điểm là nó lại bị phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời, Nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C, nó sẽ mất thời gian để làm nóng nước rất lâu khoảng từ 30 đến 45 phút trong khi hệ thống thường thì cắm điện là nóng được ngay.

Phát triển du lịch cần đi cùng với quá trình bảo vệ môi trường, tạo nên nền du lịch bền vững. Với mục tiêu rác thải ròng bằng 0, bài toán về việc ứng dụng chuỗi cung ứng xanh vẫn đang trong tiến trình đi tìm những lời giải hợp lý nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển du lịch bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long

    Phát triển du lịch bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long

    05:00, 04/10/2022

  • Lâm Đồng phát triển du lịch bền vững

    Lâm Đồng phát triển du lịch bền vững

    16:23, 09/09/2022

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 18/05: Chuyển đổi số - động lực cho du lịch bền vững

    ĐIỂM BÁO NGÀY 18/05: Chuyển đổi số - động lực cho du lịch bền vững

    05:23, 18/05/2022

  • Xu hướng bất động sản du lịch bền vững

    Xu hướng bất động sản du lịch bền vững

    03:00, 17/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Làm thế nào xây dựng chuỗi cung ứng xanh tại các cơ sở lưu trú?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO