Lấn chiếm, xà xẻo đất nông - lâm trường (KỲ I): Buông lỏng quản lý

Diendandoanhnghiep.vn Việc quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập khiến cho nhiều diện tích đất bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích.

Thanh tra Chính phủ vừa thông báo Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai, trong đó nhiều trường hợp là đất có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh.

Theo Kết luận Thanh tra của TTCP, có nhiều vi phạm liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai đã diễn ra từ lâu và hiện còn tồn động tại 03 DN nhà nước là TCT Chè, TCT Lâm Nghiệp và Tập đoàn Cao su Việt Nam.

Theo Kết luận Thanh tra của TTCP, có nhiều vi phạm liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai đã diễn ra từ lâu và hiện còn tồn đọng tại 03 DN nhà nước là TCT Chè, TCT Lâm Nghiệp và Tập đoàn Cao su Việt Nam

Buông lỏng quản lý đất đai

Vừa qua, tại văn bản số 238/TB-TTCP do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam ký ban hành đã thông báo nội dung Kết luận Thanh tra số 1452/KL-TTCP về thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Chè Việt Nam.

Cụ thể, tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, theo TTCP, tính đến thời điểm 31/12/2017, các đơn vị thuộc Tập đoàn này còn để 10.710,36 ha đất bị lấn, chiếm, tập trung ớ các tỉnh Đồng Nam Bộ, Tây Nguyên và còn để diện tích đất chồng lấn giữa các Công ty thuộc Tập đoàn với những đối tượng khác (chủ yếu là người dân) lên tới 1.737,44 ha.

Tổng diện tích đất bị lấn chiếm, chồng lấn, đến thời điểm thanh tra còn 11.971,6 ha đất lấn, chiếm 10.347,36 ha; chồng lấn 1.624,24 ha chưa được giải quyết dứt điểm.

Tập đoàn Cao su Việt Nam là 1 trong 3 đơn vị Tập đoàn, TCT nhà nước vừa được TTCP chỉ ra loạt sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Tập đoàn Cao su Việt Nam là 1 trong 3 đơn vị Tập đoàn, TCT nhà nước vừa được TTCP chỉ ra loạt sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Đặc biệt, TTCP cũng đã chỉ ra nhiều vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam.

Cụ thể, tại Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú (tỉnh Bình Phước), Giám đốc đơn vị này đã duyệt cho cán bộ, công nhân viên mượn đất (đất phi nông nghiệp) làm nhà ở với tổng diện tích 0,81ha tại Trụ sở Nông trường Tân Thành (xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài). Đến nay 33 cán bộ, công nhân viên đang sử dụng diện tích đất này làm nhà ở.

Tương tự, tại Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai, Giám đốc đơn vị này cũng đã cho 44 công nhân mượn gần 2.600m2 nhà để ở trên diện tích 3,2 ha đất.

Tại Tổng Công ty Lâm nghiệp, hiện còn đơn vị này còn để diện tích đất bị lấn, chiếm chưa thu hồi là 7.396,73 ha, chiếm 15,44% tổng diện tích được giao, thuê với nhiều vi phạm hiện vẫn tồn đọng tại các doanh nghiệp thành viên. Cụ thể, tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà (Đồng Nai) đất lâm nghiệp bị các hộ dân lấn, chiếm 492,30 ha.

Tại Lâm trường Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình), đơn vị này đã ký hợp đồng giao khoán 150ha đất nông nghiệp với Trung tâm ứng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp, thời gian giao khoán 50 năm để làm các mô hình nghiên cứu, thực nghiệm. Tuy nhiên khi Nghị định số 135/2005 có hiệu lực thì đơn vị giao khoán không thuộc đối tượng được giao khoán đất nông nghiệp, cần phải được rà soát để thanh lý hợp đồng, thu hồi đất, đảm bảo đúng quy định.

Cơ quan quản lý chưa quyết liệt 

Theo ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hiện các doanh nghiệp đã chuyển sang Công ty cổ phần như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam… Song đều gặp nhiều khó khăn trong quản lý bởi diện tích rất lớn và trải rộng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, thậm chí ở các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với những khó khăn về giao thông, điều kiện kinh tế.

Hơn nữa, hầu hết đất nông, lâm nghiệp của các tập đoàn, tổng công ty đang quản lý có nguồn gốc từ lâm trường quốc doanh được bàn giao nguyên trạng, chưa được đo đạc, cắm mốc và bản đồ địa chính. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xảy ra trong thời gian dài. 

Tuy nhiên, trong một báo cáo của Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường, nguyên nhân cơ bản là do một số cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng liên quan chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát. Thậm chí, nhiều địa phương còn có biểu hiện buông lỏng việc quản lý đất đai tại khu vực nông – lâm trường.

“Công tác giao khoán đất trước đây tại các địa phương còn thiếu cụ thể, chủ yếu trên giấy tờ. Cùng với đó, sự thiếu liên kết giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chủ quản trong công tác quản lý, kiểm tra đã làm gia tăng các trường hợp lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê, mượn, chuyển nhượng, xây dựng nhà ở sai luật” - Báo cáo chỉ rõ.

Các chuyên gia nhấn mạnh: Việc Thanh tra Chính phủ công bố kết luận chỉ ra hàng loạt vi phạm liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai được dư luận và công chúng rất hoan nghênh. Tuy nhiên, việc thanh tra và công bố rộng rãi kết quả mới chỉ là bước đầu, quan trọng hơn là việc xử lý hậu thanh kiểm tra.

Kỳ II: Kiên quyết thu hồi, làm rõ trách nhiệm từng bộ ngành, địa phương

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lấn chiếm, xà xẻo đất nông - lâm trường (KỲ I): Buông lỏng quản lý tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714156386 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714156386 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10