Lấn chiếm, xà xẻo đất nông - lâm trường (KỲ II): Kiên quyết thu hồi, làm rõ trách nhiệm từng bộ ngành, địa phương

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia, công tác xử lý tình trạng lấn chiếm, xà xẻo đất nông, lâm trường quốc doanh cần đi từ việc kiên quyết thu hồi, làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị liên quan.

Việc đất đai công sản quốc gia bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích cần xử lý tại 3 doanh nghiệp gồm: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Chè Việt Nam và Tập đoàn Cao su Việt Nam đang ở mức báo động khi theo Thanh tra Chính phủ thì tổng diện tích đất nông, lâm trường quốc doanh bị lấn chiếm lên tới hơn 19.855 ha; tổng diện tích đất bị chồng lấn, xảy ra tranh chấp hơn 2.958 ha.
Việc buông lỏng quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lấn chiếm, xà xẻo đất nông, lâm trường quốc doanh. Ảnh minh họa.

Việc buông lỏng quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lấn chiếm, xà xẻo đất nông, lâm trường quốc doanh. Ảnh minh họa.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan như hiện trạng phức tạp thì theo các chuyên gia, một phần lớn nguyên nhân của tình trạng lấn chiếm, xà xẻo đất nông - lâm trường đến từ việc buông lỏng quản lý, thậm chí tiếp tay khiến cho vi phạm kéo dài, ngày càng phức tạp.

Với việc Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra cụ thể những vi phạm, thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh thì điều khiến dư luận quan tâm hơn đó là công tác xử lý hậu thanh tra, có thu hồi được đất đai bị lấn chiếm và làm rõ trách nhiệm để xử lý thích đáng những cá nhân, tổ chức có liên quan hay không.

Về vấn đề này, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng việc xử lý hậu Thanh kiểm tra cần phải nghiêm minh, đúng người, quy trách nhiệm rõ ràng, không có vùng cấm, đảm bảo tính răn đe, tránh nguy cơ phát sinh ra những vi phạm mới.

Thực tế cho thấy, từ năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường.

Theo đó, các doanh nghiệp được giao đất có nguồn gốc nông, lâm trường như Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, TCT Chè Việt Nam… khi được cổ phần hóa và phải cắt giảm diện tích sở hữu, bàn giao cho các địa phương quản lý để bố trí đất cho người dân không có đất ở, đất sản xuất; triển khai chương trình tái định cư, định canh, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, đến thời điểm thanh tra thì các công ty này vẫn giữ tới 1,8 triệu ha đất nông, lâm trường. Trong khi tổng diện tích cần phải trả lại các địa phương là 450.000 ha thì đến nay mới bàn giao được hơn 78.000 ha. Như vậy, các doanh nghiệp vẫn “ôm” hơn 372.000 ha đất nông, lâm trường, chính do việc giữ lại diện tích lớn nhưng năng lực quản lý kém nên đất nông, lâm trường vẫn đang tiếp tục bị xà xẻo, thất thoát.

Việc các địa phương cấp GCN quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích đất nông, lâm trường được nhà nước giao dẫn đến nhiều hệ lụy như việc tranh chấp, làm thay đổi hiện trạng,... Ảnh minh họa

Việc các địa phương cấp GCN quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích đất nông, lâm trường được nhà nước giao dẫn đến nhiều hệ lụy như việc tranh chấp, làm thay đổi hiện trạng,...

Hiện theo quy định, nếu là đất lấn chiếm, sử dụng sai mục đích phải kiên quyết thu hồi và làm rõ trách nhiệm từng bộ, ngành, địa phương.

Cụ thể, đối với các Bộ có liên quan trực tiếp như Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT thì cần rà soát lại trách nhiệm của mình trong vai trò là cơ quan chủ quản của các Tập đoàn, Tổng Công ty để xảy ra vi phạm liên quan đến quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ việc thực hiện lộ trình cổ phần hóa theo chương trình của Chính phủ đã đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu chưa.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố cũng cần rà soát về công tác quản lý nhà nước về đất đai, kế hoạch sử dụng đất nông lâm trường; công tác đo đạc, xác định ranh giới, cắm mốc, lập bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thời gian qua đã đảm bảo đúng quy định, phù hợp với yêu cầu thực tiễn chưa.

Đặc biệt, với những trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức mà bị chồng lấn với diện tích đất nông, lâm trường được nhà nước giao thì cần làm rõ nguyên nhân, xem xét xử lý sai phạm (nếu có) và đề ra hướng xử lý thỏa đáng để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, tranh chấp.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng không chỉ các Bộ TN&MT, Bộ NN-PTNT, UBND các tỉnh, thành phố mà các cơ quan có liên quan cũng cần xem xét trách nhiệm liên quan. Cụ thể, như Bộ Tài chính rà soát lại đất đã giao nhưng không thu tiền sử dụng đất. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng cần xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm tại Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Chè Việt Nam.

KỲ III: Xây dựng bộ dữ liệu quản lý đất đai

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711704765 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711704765 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10