Lại có thêm một lý do nữa để thế giới nhanh chóng tiến tới mạng 5G càng sớm càng tốt.
Người phụ nữ tên Mao bị ung thư vú và đang được chữa trị tại bệnh viện quận Phổ Khẩu, TP. Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc.
Vào lúc 9h sáng ngày 3/7, các bác sỹ, dẫn đầu là Jiang Ping đã chuẩn bị ca phẫu thuật chữa trị ung thư cho bà Mao. Điều đặc biệt là bác sỹ phẫu thuật chính Tang Jinghai, một chuyên gia về ung thư vú lại không có ở bệnh viện mà trực tiếp chỉ đạo các thủ thuật mổ và lấy khối ung thư cho bệnh nhân từ khoảng cách hơn 20km.
Với sự trợ giúp của mạng 5G và công nghệ thực tế hỗn hợp, việc truyền tín hiệu diễn ra suôn sẻ và ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật. Tang có nhiệm vụ mô tả và chỉ dẫn các bác sỹ phẫu thuật biết về các vị trí cần tiếp cận. Mọi câu hỏi và chỉ dẫn đều được truyền đi trong thời gian thực. Hai giờ sau khi phẫu thuật, khối u đã được loại bỏ hoàn toàn.
Tang cho biết, công nghệ 5G và thực tế hỗn hợp sẽ giúp các bệnh viện tuyến trung ương có thể chuyển giao công nghệ và liên kết chặt chẽ với các bệnh viện tuyến dưới. Việc có thể kết nối và trò chuyện trong thời gian thực giúp các bác sỹ có thể dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các phương pháp chữa trị phức tạp hơn.
Trước đó, bệnh viện này cũng đã thành công trong việc phẫu thuật phỏi từ xa bằng công nghệ 5G và thực tế hỗn hợp vào ngày 13/5.
Có thể bạn quan tâm
09:53, 23/07/2019
21:11, 22/07/2019
15:30, 22/07/2019
09:35, 22/07/2019
Hay vào hồi tháng 1/2019, một bác sỹ phẫu thuật ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã thực hiện ca phẫu thuật từ xa đầu tiên trên thế giới bằng công nghệ 5G. Nơi phẫu thuật cách nơi vị bác sỹ đang ở khoảng 64km và ca trực hôm đó đã cắt bỏ thành công gan của động vật thí nghiệm bằng cánh tay hỗ trợ.
Theo lý thuyết, tốc độ truyền của mạng 5G nhanh hơn 10 – 20 lần so với 4G và chỉ trễ khoảng một vài phần nghìn giây. Trong khi đó độ trễ của mạng 4G là hàng chục mili giây.
Công nghệ 5G hứa hẹn sẽ giúp chữa trị cho các bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa, nơi không có điều kiện tiếp cận các phương tiện chữa trị hiện đại.