Lần đầu Trung Quốc vươn tới "đỉnh cao" xe điện

Diendandoanhnghiep.vn Sự thăng tiến nhanh chóng của BYD - một công ty xe điện đến từ Trung Quốc - đang làm xáo trộn trật tự thị trường xe điện toàn cầu và gây lo lắng cho Mỹ và Châu Âu.

Lần đầu tiên xe điện Trung Quốc vượt qua Mỹ vê doanh số, báo hiệu một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới

Lần đầu tiên xe điện Trung Quốc vượt qua Mỹ vê doanh số, báo hiệu một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới

Trong nhiều năm qua, Tesla của Mỹ được xem là một trong những tập đoàn dẫn đầu ngành xe điện trên toàn thế giới. Công ty này nắm giữ vị trí thống trị trong lĩnh vực mà các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới đang cố gắng hết sức để lay chuyển. Nhưng ngay đầu năm 2024, một đối thủ Trung Quốc đã làm được điều đó.

>> Trung Quốc sẽ làm gì để vực dậy kinh tế trong năm 2024?

“Dốc toàn lực” vào xe điện

Dữ liệu doanh số mới nhất cho thấy BYD, gã khổng lồ xe điện có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc, đã bán được 526.000 xe chạy hoàn toàn bằng điện so với 484.000 xe của Tesla trong ba tháng cuối năm 2023. Điều này đánh dấu lần đầu tiên hãng xe điện Trung Quốc vượt qua Tesla.

Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản vào năm 2023 để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Công ty nghiên cứu thị trường Canalys dự đoán xe điện sẽ chiếm khoảng 40% lượng xuất khẩu của nước này.

Trên thực tế, điều này không gây ngạc nhiên. Sự thăng tiến nhanh chóng của BYD là kết quả của nỗ lực xây dựng cơ sở sản xuất ô tô điện kéo dài nhiều năm của Trung Quốc nhằm khẳng định vị thế toàn cầu.

Bắc Kinh có hai lợi thế chính trong nỗ lực dẫn đầu cuộc đua xe điện toàn cầu. Một là quy mô thị trường ô tô lớn nhất thế giới, xét theo cả sản lượng sản xuất và doanh thu hàng năm. Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ngành công nghiệp này vẫn tiếp tục xu hướng phát triển với sản lượng nội địa Trung Quốc dự kiến sẽ tăng vọt lên 35 triệu xe vào năm 2025.

Thị trường này hấp dẫn tới nỗi chính Tesla phải chi hàng tỷ đô la Mỹ để xây dựng một đại công xưởng ở Thượng Hải, nơi sản xuất hơn một nửa số ô tô của công ty vào năm 2022. Volkswagen hay Volvo cũng đã đầu tư lớn và thậm chí còn liên doanh với các đối tác Trung Quốc. Điều này đã giúp Trung Quốc nâng cao năng lực sản xuất ô tô của mình.

Bên cạnh đó, Trung Quốc nắm giữ chuỗi cung ứng pin xe điện toàn cầu. Sau nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ, Bắc Kinh đã thống trị áp đảo các chuỗi cung ứng đối với các khoáng sản quan trọng cung cấp năng lượng cho pin xe điện và các công nghệ năng lượng sạch khác như than chì, lithium và coban. 85% quy trình chế biến đất hiếm và 92% sản lượng nam châm vĩnh cửu hiện cũng do Trung Quốc kiểm soát.

BYD là một ví dụ điển hình về cách các công ty Trung Quốc đã tận dụng những động lực này để đạt được lợi thế quan trọng. Trước khi nổi lên như một gã khổng lồ về xe điện, công ty Trung Quốc này chủ yếu là nhà sản xuất pin và vẫn tự sản xuất pin - nền tảng giúp họ có kiến thức chuyên môn sâu rộng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xe điện toàn cầu. 

Erica Downs, chuyên gia về thị trường năng lượng Trung Quốc tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, cho biết: “Chính phủ Trung Quốc đã dốc toàn lực vào xe điện. Đây là một ngành mà họ muốn phát triển và họ đảm bảo rằng có sẵn các nền tảng đa dạng cần thiết để thành công. Bởi vậy, họ đã trợ cấp cho các nhà sản xuất xe điện; đã có trợ cấp cho người mua xe điện; và họ đang nỗ lực đảm bảo có cơ sở hạ tầng sạc đầy đủ”.

>> Những gam màu xám trong bức tranh kinh tế Trung Quốc

Nỗi lo của Mỹ và Châu Âu

Chiến lược thành công đó khiến Washington và Brussels càng thêm lo lắng về cuộc cạnh tranh công nghệ với Bắc Kinh.

Không chỉ lo sợ lệ thuộc vào nguồn cung ứng các vật chất thiết yếu cho ngành, Mỹ và châu Âu còn e ngại trước làn sóng xe điện do Trung Quốc sản xuất có thể đánh bật các nhà sản xuất truyền thống ngay tại thị trường nội địa.

Dù có nhiều biện pháp kiềm chế lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, Mỹ và châu Âu vẫn chưa thành công trong lĩnh vực xe điện

Tổng thống Biden đã ban hành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và công bố các chính sách mới, như Đạo luật Giảm lạm phát, nhằm tăng cường năng lực nội tại. 

Để bảo hộ ngành công nghiệp cũng như duy trì an ninh quốc gia, Washington đã áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và công bố các chính sách mới, như Đạo luật Giảm lạm phát, nhằm tăng cường năng lực nội tại. Không chỉ vậy, mới đây tờ Wall Street Journal cho rằng Washington đang cân nhắc tăng thuế, lên tới 25%, đối với xe điện của Trung Quốc.

Những lo ngại tương tự cũng đang diễn ra ở EU. Gần đây, Brussels đã mở một cuộc điều tra về trợ cấp xe điện của Trung Quốc khi chứng kiến làn sóng xe điện giá rẻ tràn vào khu vực. Trong ba năm qua, xuất khẩu xe điện toàn cầu của Bắc Kinh đã tăng vọt ở mức đáng kinh ngạc 851% - với phần lớn ô tô xuất khẩu sang châu Âu. Cuộc điều tra này có thể dẫn đến mức thuế bổ sung đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Dù vậy, khả năng thành công trên thị trường toàn cầu của BYD vẫn còn bỏ ngỏ. Gần đây, BYD mới bắt đầu xâm nhập vào các thị trường ưa chuộng hàng giá rẻ như Ấn Độ và Đông Nam Á, hay công bố các nhà máy mới ở Hungary và Brazil. Chưa kể, căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây được các chuyên gia dự báo có thể khiến các nước ở giữa phải “chọn phe”, đặt ra nguy cơ cho cuộc chiến mới về giá xe điện của Bắc Kinh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lần đầu Trung Quốc vươn tới "đỉnh cao" xe điện tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714386325 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714386325 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10