Làn sóng nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam

HÀ PHƯƠNG 01/01/2022 04:50

Dòng tiền của nhà đầu tư F0 (nhà đầu tư mới) tiếp tục là điểm nhấn chính giúp thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) liên tiếp thăng hoa…

Chủ tịch SSC: Thị trường chứng khoán sẽ là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế

TTCK VN ngày càng thu hút giới trẻ

TTCK VN ngày càng thu hút giới trẻ - nhà đầu tư F0

Làn sóng đầu tư mới

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital, cho rằng “Số lượng nhà đầu tư trong nước ngày càng phát triển mạnh mẽ là nền tảng vững chắc để thị trường chứng khoán(TTCK) phát triển dài hạn".

Thời gian qua, những thông tin về nhà đầu tư nước ngoài bán ròng đã gần như không còn ảnh hưởng nhiều đến TTCK Việt Nam, bởi hàng hóa trên thị trường đều được các nhà đầu tư trong nước hấp thụ hết nguồn cung. Thực tế này phản ánh ngày càng rõ nét hơn khi bước vào những tháng cuối năm 2021, giá trị giao dịch thị trường đã vượt mốc hơn 2 tỉ USD/1 phiên, mà bệ đỡ chủ yếu từ dòng tiền F0 (nhà đầu tư lần đầu tham gia chơi chứng khoán). Đây chính là động lực tăng trưởng của TTCK VN trong thời gian tới.

Số liệu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 10, thị trường có hơn 3,86 triệu tài khoản của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Con số này tăng hơn 130.150 tài khoản so với tháng trước, cao thứ hai trong lịch sử của TTCK VN.

Nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 129.750 tài khoản, trong đó cá nhân chiếm đến 129.200 tài khoản. Số lượng tài khoản mới của nhà đầu tư nước ngoài là 400. Đây là tháng thứ ba liên tiếp trong bối cảnh các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất dần khôi phục và thông tin về gói khôi phục kinh tế khoảng 800.000 tỷ đồng giúp VN-Index tăng tốc. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM lập đỉnh mới tại 1.500 điểm, ghi nhận tỷ suất sinh lời từ đầu năm đạt 45,8%, vượt xa những thị trường trong khu vực.

Quy định giãn cách xã hội được nới lỏng khiến một phần dòng tiền tìm đến kênh đầu tư khác nhưng TTCK vẫn là kênh những nhà đầu tư hiện hữu và thu hút nhà đầu tư mới. Đáng kể nhất trong số này là mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, triển vọng phục hồi kinh tế vĩ mô và các công ty chứng khoán gia tăng nguồn vốn vay để đảm bảo margin ở những giai đoạn thị trường biến động mạnh.

Theo ông Tuấn, sự bùng nổ của nhà đầu tư cá nhân đến từ nhiều yếu tố. Điều này có thể thấy họ dễ dàng mở tài khoản và chơi chứng khoán trên khắp 63 tỉnh thành. Trước đây, muốn mở tài khoản chứng khoán bắt buộc phải đến TP.HCM hay Hà Nội. Nhưng bây giờ, nhà đầu tư ở bất cứ đâu chỉ cần tải, mở ứng dụng của các công ty chứng khoán và dùng eKYC là thực hiện được.

Sức hấp dẫn của TTCK với nhà đầu tư cá nhân còn đến từ nhiều sản phẩm ra đời và đã trở thành kênh tích lũy tài sản quan trọng. Thực tế này không thể phủ nhận sự sôi động của thị trường gần đây một phần bắt nguồn từ mức giảm của lãi suất tiền gửi ngân hàng khiến nhiều người chuyển sang kênh TTCK.

Cầu nối nhà đầu tư với doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, 2 năm COVID-19 diễn ra cùng với sự tham gia của nhà đầu tư F0 là một bước tiến mới trong sự phát triển của thị trường, được dự đoán sẽ diễn ra trong suốt thời gian tới.

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp: Tăng kênh dẫn vốn, khơi thông dòng tiền

Tuy nhiên, dù có sự gia tăng mạnh mẽ trong hai năm gần đây nhưng số lượng người có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân ở Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 3% dân số cả nước. Con số này còn rất thấp, chỉ tương đương với tỉ lệ người dân Đài Loan có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân vào năm 1986. Vì vậy, làn sóng nhà đầu tư cá nhân sẽ còn gia tăng mạnh mẽ.

Ông Lê Anh Tuấn đánh giá nhìn vào bức tranh chung về dài hạn, thị trường Việt Nam còn tiềm năng và hấp dẫn, tăng trưởng lợi nhuận khá tích cực trong năm 2022 vì triển vọng của nền kinh tế còn nhiều dư địa tăng trưởng. Ngoài ra, nếu so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực như Philippines, Indonesia, Ấn Độ… thì chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng dư địa phát triển trong thời gian tới.

Ngoài việc thu hút các nhà đầu tư mới, theo ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCK Nhà nước, mục tiêu đặt ra là phát triển TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế và huy động vốn cho doanh nghiệp. Theo đó, phát triển TTCK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và tính thanh khoản; thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP đã điều chỉnh năm 2025, đạt 110% GDP năm 2030; thị trường trái phiếu đạt 47% năm 2025, đạt 58% GDP năm 2030... Ngoài ra phấn đấu đạt tốc độ tăng qui mô giao dịch chứng khoán đạt 20-30%/năm, số lượng nhà đầu tư chứng khoán mục tiêu đạt 10% dân số năm 2025, đạt 15% dân số vào năm 2030…  Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK sẽ cầu nối là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế và doanh nghiệp song song cùng kênh tín dụng từ ngân hàng trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Những kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam 2021

    Những kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam 2021

    10:16, 28/12/2021

  • Chứng khoán thăng hoa là do

    Chứng khoán thăng hoa là do "không biết khởi nghiệp, làm ăn vào đâu"

    05:13, 28/12/2021

  • Thị trường chứng khoán: Dòng tiền vẫn đứng ngoài quan sát

    Thị trường chứng khoán: Dòng tiền vẫn đứng ngoài quan sát

    04:50, 20/12/2021

  • Thị trường chứng khoán: Tiếp tục “lỡ hẹn” mốc 1.500 điểm

    Thị trường chứng khoán: Tiếp tục “lỡ hẹn” mốc 1.500 điểm

    05:30, 30/12/2021

  • Phiên giao dịch cuối cùng năm 2021: Lạc quan nhưng vẫn thận trọng

    Phiên giao dịch cuối cùng năm 2021: Lạc quan nhưng vẫn thận trọng

    05:15, 31/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Làn sóng nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO