Làn sóng vỡ nợ ở Trung Quốc (Kỳ II): Chính phủ có buông xuôi?

TS. BÙI NGỌC SƠN - Chuyên gia kinh tế độc lập 13/12/2020 04:00

Việc quản lý nợ lỏng lẻo, đặc biệt đối với việc vay nợ của chính quyền địa phương, của doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân sâu xa của tình trạng vỡ nợ hàng loạt ở Trung Quốc.

 Công ty TNHH Tập đoàn Điện lực và Than Yongcheng,p/Trung Quốc bất ngờ tuyên bố vỡ nợ.

Công ty TNHH Tập đoàn Điện lực và Than Yongcheng, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố vỡ nợ.

Tình trạng vỡ nợ ở Trung Quốc khiến các nhà đầu tư mất niềm tin vào sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp này, khiến họ khó huy động vốn trên thị trường tài chính- ngân hàng.

Vòng luẩn quẩn tiếp nối

Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc đã gây tổn hại lớn đến thị trường nợ công ty trị giá gần 4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, trong đó DNNN chiếm khoảng 60%. Một tuần sau vụ phá sản của Tập đoàn Yongcheng Coal, ít nhất 20 công ty khác phải hoãn kế hoạch phát hành trái phiếu mới tổng trị giá 2,4 tỷ USD.

Ngay sau vụ vỡ nợ của Yongcheng Coal được công bố, Phó Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Lưu Hạc đã lên tiếng cảnh báo rằng Chính phủ sẽ xử lý theo cách “không thương xót” đối với những sai phạm dẫn đến những vụ vỡ nợ.

Cảnh báo của ông Lưu Hạc làm tăng thêm lo ngại đối với tình trạng nợ và vỡ nợ ở Trung Quốc và khiến những người vay sẽ chịu thêm nhiều áp lực vì sẽ rất khó huy động vốn. Đáng quan ngại hơn, tình trạng vỡ nợ lan rộng sẽ khiến các ngân hàng Trung Quốc siết chặt cho vay. Điều này dẫn tới sự khan hiếm tín dụng, làm gia tăng các vụ vỡ nợ, cản trở tăng trưởng kinh tế, cứ thế vòng luẩn quẩn tiếp nối.

fd

Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc đã gây tổn hại lớn đến thị trường nợ công ty trị giá gần 4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc.

Khó lan rộng toàn cầu

Chắc chắn Chính phủ Trung Quốc sẽ không để xảy ra tình trạng vỡ nợ trái phiếu hàng loạt, mà sẽ chỉ thanh lọc để làm lành mạnh hóa thị trường tài chính, vì một số lý do:

Thứ nhất, nợ của những DNNN thuộc những lĩnh vực quan trọng bất luận thế nào vẫn sẽ được nhà nước hậu thuẫn. Theo Financial Times, Chính phủ Trung Quốc đang cho điều tra vụ vỡ nợ của Yongcheng Coal nhưng chắc chắn sẽ không xử lý tới mức gây khủng hoảng.

Khi một doanh nghiệp quan trọng nào đó gặp khó, thì một số doanh nghiệp khác “khỏe hơn” sẽ được Chính phủ yêu cầu phải giúp đỡ. Tất nhiên, trong tình hình căng thẳng như hiện nay thì sự giải cứu sẽ rất hạn chế.

Thứ hai, các chủ nợ của các DNNN cũng là các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát. Do đó, các ngân hàng sẽ phải giải cứu các DNNN theo lệnh của Chính phủ. Nói cách khác, dù có một số bất ổn và rủi ro tăng lên trên thị trường tài chính Trung Quốc, thì chưa thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc trong ngắn hạn.

Trường hợp xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc, thì cũng sẽ khó lan rộng ra toàn cầu. Bởi vì, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm dưới 1% thị trường nợ công ty ở Trung Quốc, tương đương khoảng 4 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, vai trò của các định chế tài chính Trung Quốc trên thị trường thế giới cũng rất hạn chế.

Có thể bạn quan tâm

  • Làn sóng vỡ nợ ở Trung Quốc: Kỳ I-p/Nguy cơ khủng hoảng tài chính

    Làn sóng vỡ nợ ở Trung Quốc: Kỳ I- Nguy cơ khủng hoảng tài chính

    01:00, 06/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Làn sóng vỡ nợ ở Trung Quốc (Kỳ II): Chính phủ có buông xuôi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO